Bỏ qua

Tự học cách tự học

Xây dựng hệ thống & thói quen học tập

Trong bài viết Forget About Setting Goals. Focus on This Instead của James Clear, tác giả có viết:

However, I’ve found that goals are good for planning your progress and systems are good for actually making progress. Goals can provide direction and even push you forward in the short-term, but eventually a well-designed system will always win. Having a system is what matters. Committing to the process is what makes the difference.

Về cơ bản, mục tiêu được tạo ra để lên kế hoạch cho quá trình học tập của bạn trong ngắn hạn, nhưng cuối cùng một hệ thống tốt được thiết kế ra để ta có thể thực sự tạo nên được những thay đổi trong dài hạn.

Mục tiêu là chúng ta sẽ đạt được gì, hệ thống là chúng ta sẽ thực hiện nó như thế nào.

Tất cả mọi người khi muốn tạo lập thói quen mới thường sẽ đặt ra các mục tiêu, như giảm được 5kg sau hai tháng chạy bộ, mỗi tháng đọc hết một cuốn sách. Điều này không sai, nhưng đôi khi chúng ta quá tập trung vào mục tiêu mà quên tạo ra một lộ trình rõ ràng để đi đến mục tiêu đó.

Trong Atomic Habit, James Clear đã đưa ra 4 lý do vì sao ta không nên quá tập trung vào mục tiêu:

  1. Người thắng lẫn kẻ thua đều có cùng mục tiêu, người chiến thắng là người biết làm thế nào để đạt được mục tiêu.
  2. Đạt được mục tiêu chỉ là sự thay đổi tạm thời, nếu không thay đổi chính bản thân thì đâu sẽ lại hoàn đó.
  3. Mục tiêu giới hạn hạnh phúc bản thân, ta chỉ hạnh phúc khi hoàn thành mục tiêu.
  4. Một mục tiêu sẽ trục trặc với quá trình dài hạn, sau khi hoàn thành mục tiêu thì ta sẽ làm gì?

Đạt được mục tiêu thực ra cũng chỉ là một thay đổi tạm thời, cái chúng ta hướng đến là một thói quen sẽ đi theo ta một thời gian dài. Quá tập trung vào mục tiêu đôi khi lại làm mất động lực phấn đấu khi đã đạt được nó. Ngược lại, hệ thống là tổng hợp của nhiều yếu tố: sự phân bổ thời gian trong ngày, các cam kết hoặc một phương pháp giúp định lượng sự tiến bộ. Việc tạo ra một hệ thống tốt, nghiêm ngặt thực hiện nó sẽ đem lại hiệu quả cao hơn là một mục tiêu mà ta sẽ không bao giờ thực hiện.

Tất nhiên là ai khi đặt mục tiêu cũng sẽ vẽ ra lộ trình để thực hiện nó, như mỗi ngày chạy bộ 2km, mỗi ngày đọc hai mươi trang sách. Cái mình muốn nhấn mạnh là đừng quá tập trung vào mục tiêu. Thay vì đó hãy xây dựng một hệ thống thật chi tiết, thực hiện nó thật nghiêm ngặt, vì sau cùng thì thứ đi theo ta sẽ là hệ thống chứ không phải mục tiêu ban đầu đề ra. Sau hai tháng chạy bộ, bạn vẫn không giảm được 5kg thì sao? Đừng thất vọng, vứt mẹ cái mục tiêu và tiếp tục chạy đi.

(Trích từ bài đăng Atomic Habits: Bạn đã hiểu đúng về tạo lập thói quen? trên Spiderum của thefoolwhodreams)

Về nội dung xây dựng thói quen, bạn có thể đọc trong bài viết 5 bài học từ cuốn “Atomic Habits” mà tất cả chúng ta nên suy ngẫm và áp dụng hoặc sẽ tuyệt hơn nữa nếu bạn đọc trong cuốn Thói quen nguyên tử.

Học cách tự học

Mình nghĩ là tất cả mọi người đều biết là tự học có ích với các thứ các thứ nên mình sẽ không nhai lại nữa. Đây sẽ là một số gợi ý mà cá nhân mình đưa ra và mong rằng nó có ích với bạn.

Bắt đầu đọc "Học cách tự học":

Ghi nhớ các nội dung đã học

Sử dụng Hệ thống lặp lại ngắt quãng (Đường dẫn đến bài viết về SRS luôn). Một ứng dụng hỗ trợ SRS tốt mà cá nhân mình đang sử dụng là Anki.

Để hiểu thêm về hệ thống học tập và ghi nhớ này, bạn có thể xem Study For Exams được làm bởi Duy Thanh Nguyen (4 video đầu sẽ nói về chủ đề này, còn video thứ 5 là tự chọn).

Sau đó là học sử dụng Anki cơ bản, đọc bài Hướng dẫn sử dụng Anki cơ bản, nếu bạn muốn xem hướng dẫn để dễ theo thì kéo xuống cuối bài viết này rồi bạn sẽ thấy các video hướng dẫn được gợi ý xem.

Tham khảo thêm:

Khiến cho việc học bớt chán

Nếu bạn cảm thấy việc ngồi tự học chán và khó có thể ngồi yên được. Bạn có thể thử những gợi ý dưới đây:

Nghe lofi

Một lý do làm cho lofi phổ biến là sự tập trung mà nó mang lại cho người nghe. Rất nhiều các livestream nhạc lofi trên youtube miêu tả lofi như là thứ giúp bạn thư giãn hay tập trung vào học hành và công việc.

Và đúng thế, với nhiều người, giờ đây lofi sẽ là âm thanh nền của tâm trí họ. Với họ, mặc dù sự im lặng tuyệt đối là yếu tố tiên quyết cho sự tập trung, nhưng sự tập trung đó rất dễ bị chen ngang chỉ với chút âm thanh không mong muốn. Vì vậy, khi lofi phục vụ người nghe như một bức tường âm thanh, phần nào cản bớt những âm thanh ngoài, và khi đó lofi sẽ là sự im lặng mới. Họ nghe lofi với mục đích là quên đi mình đang nghe lofi, nhưng chắc chắn một điều họ sẽ nhận ra nếu đoạn nhạc lofi dừng lại.

Trích dẫn từ bài "Lofi - Tại sao lại lâu phai đến vậy"

Bạn có thể xem thêm The Science behind lofi để tìm hiểu thêm về tại sao nhạc lofi lại khiến bạn tập trung.

Vẽ, viết linh tinh

Nếu mất tập trung quá thì mọi người lấy giấy ra rồi vẽ linh tinh lên đó, vẽ viết gì cũng được. Ít nhất đây là cách cá nhân mình hay làm để giúp cho mình bớt bị chán và mất tập trung.

Game-hóa việc học

Bạn có thể biến các nhiệm vụ học giống như các nhiệm vụ trong Game, mỗi khi hoàn thành một Quest (nhiệm vụ), bạn có thể nhận được phần thưởng tương ứng (Lưu ý là phần thưởng tương ứng nha, chứ không phải là học xong 5 phút là nghỉ 10 tiếng đâu nha :D).

Study with me

Nếu bạn cảm thấy học một mình không có động lực và không rủ được ai học cùng, bạn có thể thử xem "Study with me". Một trong những gợi ý chính của mình là tất cả các Livestream của James Scholz. Hoặc bạn có thể bất cứ study-with-me Youtuber nào mà bạn thích, ví dụ như The Hanoi Chamomile chẳng hạn.

Một số mẹo khác

  • Làm giảm những thứ khiến bạn mất tập trung (Một thứ tiêu biểu của nói dễ làm khó), bạn để điện thoại đi chỗ khác khi học, cài các tiện ích hoặc ứng dụng chặn những thứ mất tập trung các thứ.
  • Nghỉ quãng ngắn: Nếu bạn mới tập tự học và chưa quen với việc học lâu, thử nghỉ quãng ngắn thường xuyên, trong quãng nghỉ hạn chế động vào điện thoại để lướt mạng xã hội hay các thứ, thử vẽ viết bậy, đứng dậy rồi vươn vai hoặc tập thể dục nhẹ. Bạn có thể sử dụng ứng dụng Pausing Healthily.