Chủ nghĩa tiêu dùng (Consumerism)¶
Nguồn
Được trích dẫn từ nhiều bài viết khác nhau: - Chủ nghĩa tiêu dùng (Consumerism)
Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao trong thế kỷ 21, chủ nghĩa tiêu dùng lại trở nên phổ biến đến như vậy? Con người giờ đây sống trong thời đại mua sắm, nghịch lý so với với tư tưởng sống khắc khổ, thiếu thốn của phần lớn chiều dài lịch sử trước đó?
1. Sự phổ biến của chủ nghĩa tiêu dùng bắt đầu như thế nào và thực trạng xã hội hiện nay?¶
- Kể từ khi Cách mạng Công nghiệp phát triển, dẫn đến việc các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện đại liên tục sản xuất, tăng trưởng . Việc này dẫn đến cung lớn hơn cầu, do đó phải có người mua các sản phẩm và hàng hóa đã sản xuất ra, nếu không các nhà công nghiệp và nhà đầu tư sẽ phá sản. Vì thế, để ngăn chặn thảm họa này và đảm bảo mọi người sẽ luôn mua bất cứ thứ gì mà ngành công nghiệp sản xuất ra thị trường => Điều này dẫn đến sự ra đời của 1 tư tưởng đạo đức mới: CHỦ NGHĨA TIÊU DÙNG.
Mặt lợi và mặt hại của Chủ nghĩa tiêu dùng:
- Khuyến khích mọi người chiều chuộng và yêu thương bản thân hơn nhưng đồng thời cũng dần dần giết chết mình bởi sự tiêu dùng quá mức.
- Chủ nghĩa tiêu dùng đã thành công trong việc thuyết phục mọi người rằng khoái lạc rất tốt cho bạn, trong khi tính tiết kiệm là tự áp bức. Thông điệp của Tâm lý học đại chúng "Hãy cứ làm đi"
- Tuy nhiên, nhiều vấn đề của CNTD trong thế giới ngày nay như : bệnh béo phì (tác động đến người nghèo) => Đây được coi là Chiến thắng kép của Chủ nghĩa tiêu thụ => Thay vi ăn ít, sẽ dẫn đến suy giảm kinh tế, người ta ăn quá nhiều và sau đó mua các sản phẩm ăn kiêng - đóng góp gấp đôi vào tăng trưởng kinh tế.
Hmm thì sao?¶
Mình nghĩ là đa phần mọi người đều đã hoặc có thể chưa biết về chủ nghĩa tiêu dùng. Mình không nghĩ là một bài viết dọa hay liệt kê cả đống tác hại ra có thể giúp bạn ngay tập tức thoát khỏi được cám dỗ từ việc mua đồ quá mức đến vậy.
Cảm giác giống như bắt bạn đánh luôn cả bài Moonlight Sonata sau một buổi học Piano vậy (Mình cố tình không có ý khịa SimplyPiano đâu).
Một gợi ý là bạn có thể thử tìm hiểu về phương pháp Easyway của Allen Carr.
"Easyway to quit" mua đồ vô tội vạ¶
Đây là một bản thử viết lại ngắn mô phỏng Easyway của Allen Carr cho vấn đề mua đồ vô tội vạ:
Bạn không thực sự vui khi mua đồ vô tội vạ, việc mua đồ vô tội vạ chỉ là một cách để bạn làm giảm withdrawal symptoms (triệu chứng cai, có thể là cai nghiện, cai thuốc) của việc không được mua đồ thêm thôi.
Bạn cố gắng mua thêm thật nhiều đồ và trong khoảnh khắc chuẩn bị đặt mua, bạn cứ ngỡ như cơn áp lực căng thẳng trong mình được giải bỏ, và bạn cố gắng đạt được cảm giác thoải mái mà những người không nghiện mua sắm có được. Đối với những người bình thường mà không nghiện mua sắm không kiểm soát, cuộc sống của họ vẫn sẽ diễn ra bình thường mà không cần phải lên các sàn thương mại điện tử và doom-scrolling (lướt điện thoại liên tục không điểm dừng) chỉ để cố gắng giải tỏa cảm giác áp lực trong người. Để rồi khi những người nghiện ấy đặt mua xong và hàng về đến nhà, họ không thực sự cảm thấy cần nữa, và đống đồ thừa trong nhà lại tăng lên.
Cảm giác sợ hãi và tự nghi ngờ bản thân rằng bạn phải "từ bỏ" việc mua đồ khiến bạn càng mua nhiều hơn nữa và hơn nữa, để rồi tự hình thành một vòng lặp không lối thoát. Họ tin rằng chỉ có việc mua thêm nhiều hơn nữa mới khiến cuộc sống của họ thoát khỏi áp lực cuộc sống. Cũng giống như uống rượu vậy, trong lúc say thì thực sự bạn cảm thấy như mọi vấn đề trong cuộc sống đều tan biến, để rồi khi tỉnh táo trở lại thì hiện thực đập cho vào mặt.
Bạn không cần sức mạnh ý chí (willpower) để từ bỏ việc này.
Instead, he encourages smokers to think of the act of quitting, not as giving up, but as "escaping".
Nó là thoát khỏi, thoát khỏi một địa ngục, một nỗi đau.
(Chắc là sẽ viết lại vì đọc lại thấy ngu vl)