Skip to content

Hy Lạp cổ đại

Nền Văn Minh của Thời Đại Hy Lạp Cổ Điển.

Thời đại Hy Lạp Cổ Điển (Classical Greece) là giai đoạn phát triển trí thức và văn hóa rất quan trọng trong suốt thế giới Hy Lạp. Các sử gia đồng ý rằng thời kỳ xứ sở Athens dưới quyền lãnh đạo của Pericles (Periclean Athens) là giai đoạn trung tâm quan trọng nhất của nền văn hóa cổ điển Hy Lạp.

Thực vậy, nhà triết học kiêm nhà văn người Pháp vào thế kỷ 18 là Voltaire đã liệt kê thời đại Athens dưới quyền điều hành của Pericles là một trong bốn thời đại sung sướng nhất "khi các nghệ thuật được đưa lên trình độ hoàn hảo, đánh dấu một trình độ cao của trí tuệ con người và là một thí dụ cho hậu thế" (when the arts were brought to perfection and which, marking an era of the greatness of the human mind, are an example to posterity).

Giống như các dân tộc thời cổ xưa, người Hy Lạp cũng gây chiến tranh, tàn sát và bắt làm nô lệ các dân tộc khác, họ có thể là tàn nhẫn, tự phụ và dị đoan, họ có thể vi phạm các lý tưởng của họ nhưng các thành quả của họ thì chắc chắn là có các ý nghĩa lịch sử sâu xa.

Các tư tưởng của phương Tây bắt đầu với người Hy Lạp, họ là những người đầu tiên định nghĩa cá nhân do khả năng biết suy nghĩ. Các thành quả tư tưởng của người Hy Lạp đã vượt lên trên các pháp thuật, các huyền diệu, các bí ẩn, các quyền lực và tập quán để khám phá thứ tự hợp lý của thiên nhiên và xã hội.

Các phương diện văn minh của người Hy Lạp, gồm có triết học, khoa học, nghệ thuật, văn chương, viết lịch sử..., tất cả liên hệ tới lý trí của con người và giảm đi sự phụ thuộc vào các thần linh. Tại các miền Mesopotamia và Ai Cập, người dân đã không có các quan niệm rõ ràng về giá trị của cá nhân và không hiểu biết về tự do chính trị. Họ không phải là các công dân mà là các thần dân bước đi theo lệnh của một nhà cai trị và quyền lực của nhà cai trị này bắt nguồn từ các thần linh (gods). Dân chúng đã tuân theo quyền hành của nhà vua do chấp nhận và tôn kính tôn giáo.

Trái lại, các người Hy Lạp cổ xưa đã tạo nên nền tự do chính trị (political freedom). Họ đã coi quốc gia là một cộng đồng của các công dân tự do và những người này đã làm ra luật pháp vì quyền lợi của chính họ. Người Hy Lạp cho rằng con người có thể tự quản trị và họ đánh giá cao quyền công dân tích cực. Đối với người Hy Lạp, quốc gia phải để cho người dân sinh sống một cuộc đời tốt đẹp và các nhà tư tưởng chính trị đã đi tới quan niệm một quốc gia thuần lý (rational state) hay theo luật pháp (legal state) trong đó luật pháp là sự biểu lộ của lý trí (reason) mà không phải là mệnh lệnh của thần linh, công lý phải là sự tốt lành tổng quát cho cộng đồng mà không phải do lòng ích kỷ.

Các người Hy Lạp cổ xưa cũng cho chúng ta quan niệm tự do hợp đạo lý (ethical freedom). Mọi người được tự do chọn lựa giữa danh dự và điều ô nhục, giữa bổn phận và sự hèn nhát, giữa điều độ và sự thái quá. Các anh hùng Hy Lạp đã gặp các bi kịch của đời sống không phải do các quyền lực trên cao mà vì họ có tự do chọn lựa và ý tưởng về tự do hợp đạo lý lên tới điểm cao nhất với nhà triết học Socrates.

Hình thức cao nhất của tự do khi con người hình thành chính mình theo các lý tưởng của mình, khi phát triển thành một con người tự lập và tự điều khiến (a self-directed person). Do khám phá ra lý trí, do định nghĩa tự do chính trị và do xác nhận giá trị và khả năng của cá nhân, các người Hy Lạp cổ xưa đã thiết lập nên truyền thống thuần lý và nhân bản của phương Tây.

Tổng quan về Triết học Hy Lạp cổ đại

Điều kiện ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại

1.1 Về tự nhiên

Hy Lạp cổ đại chính là cái nôi của nền triết học phương Tây. Đây là quốc gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa. Bao gồm miền Nam bán đảo Ban Căng (Balcans), miền ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở miền Egee. Hy Lạp được chia làm ba khu vực. Bắc , Nam và Trung bộ.

Trung bộ có nhiều dãy núi ngang dọc và những đồng bằng trù phú, có thành phố lớn như Athen. Nam bộ là bán đảo Pelopongnedơ với nhiều đồng bằng rộng lớn phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt. Vùng bờ biển phía Đông của bán đảo Ban Căng khúc khuỷu nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho ngành hàng hải phát triển. Các đảo trên biển Êgiê (Egée) là nơi trung chuyển cho việc đi lại, buôn bán giữa Hy Lạp với các nước ở Tiểu Á và Bắc Phi. Vùng ven biển Tiểu Á là đầu mối giao thương giữa Hy Lạp và các nước phương Đông. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên Hy Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ có một nền công thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng. Nơi có nhiều triết gia mà triết lý của họ trở nên bất hủ.

1.2 - Về kinh tế

Hy Lạp cổ đại nằm ở một vị trí vô cùng thuận lợi về khí hậu, đất đai, biển cả và lòng nhiệt thành của con người là những tài vật, tài lực vô giá để cho tư duy bay bổng, mở rộng các mối bang giao và phát triển kinh tế.

Thế kỷ VIII -- VI BC, đây là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Lúc bấy giờ đồ sắt được dùng phổ biến, năng xuất lao động tăng nhanh, sản phẩm dồi dào, chế độ sở hữu tư nhân được cũng cố. Sự phát triển này đã kéo theo phân công lao động trong nông nghiệp, giữa nghành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Xu hướng chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã thể hiện ngày càng rõ nét. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, thủ công nghiệp từ cuối thế kỷ VIII BC là lực đẩy quan trọng cho trao đổi, buôn bán, giao lưu với các vùng lân cận. Engels đã nhận xét: "Phải có những khả năng của chế độ nô lệ mới xây dựng được một quy mô phân công lao động lớn lao hơn trong công nghiệp và nông nghiệp, mới xây dựng được đất nước Hy Lạp giàu có. Nếu không có chế độ nô lệ thì cũng không có quốc gia Hy Lạp, không có khoa học và công nghiệp Hy Lạp".(1)

1.3 - Về chính trị - xã hội

Từ điều kiện kinh tế đã dẫn đến sự hình thành chính trị - xã hội, xã hội phân hóa ra làm hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ. Lao động bị phân hóa thành lao động chân tay và lao động trí óc. Đất nước bị chia phân thành nhiều nước nhỏ. Mỗi nước lấy một thành phố làm trung tâm. Trong đó, Sparte và Athen là hai thành phố cổ hùng mạnh nhất, nồng cốt cho lịch sử Hy Lạp cổ đại.

Thành bang Athen nằm ở vùng đồng bằng thuộc Trung bộ Hy Lạp, có điều kiện địa lý thuận lợi nên đã trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa của Hy Lạp cổ đại, và là cái nôi của triết học Châu Âu. Tương ứng với sự phát triển kinh tế, văn hóa là thiết chế nhà nước chủ nô dân chủ Athen.

Thành Sparte nằm ở vùng bình nguyên, đất đai rất thích hợp với sự phát triển nông nghiệp. Chủ nô quý tộc thực hiện theo lối cha truyền con nối. Chính vì thế Sparte đã xây dựng một thiết chế nhà nước quân chủ, thực hiện sự áp bức rất tàn khốc đối với nô lệ.

Do sự tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp, nên hai thành phố trên tiến hành cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài hàng chục năm và cuối cùng dẫn đến sự thất bại của thành Athen. Cuộc chiến tàn khốc đã lưu lại sự suy yếu nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và quân sự của đất nước Hy Lạp. Chiến tranh, nghèo đói đã nảy sinh các cuộc nỗi dậy của tầng lớp nô lệ. Nhưng lại thất bại vì họ xuất phát từ nhiều bộ lạc khác nhau, không có ngôn ngữ chung, không có quyền hạn, không được tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị. Chớp lấy thời cơ, Vua Philíp ở phía Bắc Hy Lạp đã đem quân xâm chiếm toàn bộ bán đảo Hy Lạp thế kỷ thứ II BC, Hy Lạp một lần nữa bị rơi vào tay của đế quốc La Mã. Tuy đế quốc La Mã chinh phục được Hy Lạp, nhưng lại bị Hy Lạp chinh phục về văn hóa.

Engels đã nhận xét "không có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì không có Châu Âu hiện đại được" . Vì điều kiện kinh tế, nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa mà các chuyến vượt biển đến với các nước phương Đông trở nên thường xuyên. Chính vì thế tầm nhìn của họ cũng được mở rộng, những thành tựu văn hóa của Ai Cập, Babilon đã làm cho người Hy Lạp ngạc nhiên. Tất cả các lĩnh vực, những yếu tố của nước bạn đều được người Hy Lạp đón nhận, "Những người Hy Lạp mãi mãi là đứa trẻ nếu không hiểu biết gì về Ai Cập".

Trong thời đại này Hy Lạp đã xây dựng được một nền văn minh vô cùng xán lạn với những thành tựu rực rỡ thuộc các lĩnh vực khác nhau. Chúng là cơ sở hình thành nên nền văn minh phương Tây hiện đại.

Về văn học, người Hy Lạp đã để lại một kho tàng văn học thần thoại rất phong phú, những tập thơ chứa chan tình cảm, những vở kịch hấp dẫn, phản ánh cuộc sống sôi động, lao động bền bỉ, cuộc đấu tranh kiên cường chống lại những lực lượng tự nhiên, xã hội của người Hy Lạp cổ đại.

Về nghệ thuật, đã để lại các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa có giá trị.

Về luật pháp, đã sớm xây dựng một nền pháp luật và được thực hiện khá nghiêm tại thành bang Athen.

Về khoa học tự nhiên, những thành tựu toán học, thiên văn, vật lý... được các nhà khoa học tên tuổi như Thalés, Pythago, Heraclite sớm phát hiện ra. Và đặc biệt, người Hy Lạp cổ đại đã để lại một di sản triết học vô cùng đồ sộ và sâu sắc.

2. Đặc trưng cơ bản của triết học cổ Hy Lạp

Đỉnh cao của nền văn minh cổ đại đó chính là triết học Hy Lạp cổ đại, và cũng là điểm xuất phát của lịch sử thế giới. Nhìn chung triết học Hy Lạp có những đặc trưng sau:

-Thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị.

  • Có sự phân chia và các sự đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái, duy vật - duy tâm, biện chứng - siêu hình, vô thần - hữu thần.

  • Gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau, nhằm xây dựng một bức tranh về thế giới như một hình ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện lại xảy ra trong nó.

Đã xây dựng nên phép biện chứng chất phác, hoang sơ.

  • Coi trọng vấn đề về con người.

Triết học cổ Hy Lạp mang tính duy vật tự phát và biện chứng sơ khai. Tách ra khỏi yếu tố thần linh thống trị con người từ xưa, đỉnh cao của triết học cổ Hy Lạp là triết gia Socrate. Ông đã đề cập đến thân phận con người. Đa phần các triết gia có xu hướng hướng ngoại thì Socrate quay về hướng nội, ông đã đề cập đến đạo đức con người.