Bản chất câu điều kiện
Câu điều kiện giống như trò chơi xếp hình, sẽ luôn được xếp bởi 2 vế trở lên, trong đó có ít nhất một vế if (nguyên nhân) và một vế thì (kết quả).\ Thay vì phân tích các loại câu điều kiện theo hướng truyền thống, mình sẽ phân tích từng vế riêng lẻ và ý nghĩa của chúng.
1. Với vế if, thường gặp các cấu trúc sau:
- If S + V(s) -> nguyên nhân xảy ra trong hiện tại/tương lai
- If S + V(ed) -> vẫn là nguyên nhân xảy ra trong hiện tại/tương lai nhưng với sắc thái giả định cao
- If S + had Vii -> nguyên nhân xảy ra trong quá khứ trái với thực tế
2. Với vế thì, thường gặp các cấu trúc sau:
- S + will V -> kết quả xảy ra trong hiện tại/tương lai
- S + would V -> vẫn là kết quả xảy ra trong hiện tại/tương lai nhưng với sắc thái giả định cao
- S + would have Vii -> kết quả xảy ra trong quá khứ trái với thực tế
Ví dụ, mẹ và con đi dạo phố, con đòi mẹ mua đồ chơi, mẹ bảo Lẽ ra mẹ sẽ mua cho con nếu hôm trước con làm bài tốt.
- Nguyên nhân trong quá khứ trái với thực tế (hôm trước làm bài tốt) -> If you had done well in that test.
- Kết quả trong hiện tại + sắc thái giả định cao (lẽ ra sẽ mua) -> I would buy it for you
Về lý thuyết, chúng ta có thể xếp bất kỳ vế if cùng bất kỳ vế thì nào, miễn là đúng ý của mình. Ở trên chỉ là 6 cấu trúc thường gặp nhất, khi kết hợp chúng lại sẽ ra câu điều kiện loại 1, 2, 3, hỗn hợp... Sẽ còn nhiều cách kết hợp khác dị hơn (nhưng vẫn hợp lý) trong các ngữ cảnh đặc biệt.