Bỏ qua

"Đơn giản hóa" Parts Of Speech trong Tiếng Anh

Trong tiếng Anh, từ vựng được chia ra làm 9 loại là:

Mỗi từ loại trong tiếng Anh đóng một vai trò và chức năng riêng biệt, và đứng ở một vị trí quy định. Nếu muốn sử dụng tiếng Anh tốt hơn, bạn cần biết các từ thuộc từ loại nào và có chức năng gì, đứng ở đâu trong câu.

Sự khác nhau giữa "Từ loại" và "Loại từ"

Phần này mình xin phép được trích từ bài viết Từ Loại và Loại Từ Khác Nhau Như Thế Nào - Khám Phá Sự Khác Biệt

Trong ngôn ngữ học, khái niệm từ loại và loại từ thường được sử dụng để phân tích và hiểu rõ hơn về cấu trúc của ngôn ngữ. Dưới đây là sự khác biệt chi tiết giữa từ loại và loại từ trong tiếng Việt.

Từ Loại

Từ loại (parts of speech) là các nhóm từ có cùng chức năng ngữ pháp và thuộc tính giống nhau.

[...]

Loại Từ Loại từ (word type) là khái niệm rộng hơn, bao gồm cả từ đơn lẻ và cụm từ. Chúng được phân loại dựa trên ý nghĩa, cấu trúc, và ngữ cảnh sử dụng. Một số loại từ phổ biến gồm:

  • Từ đơn: Từ có nghĩa đầy đủ và có thể đứng độc lập. Ví dụ: nhà, cây.

  • Cụm từ: Tập hợp từ có nghĩa khi kết hợp với nhau. Ví dụ: ngôi nhà lớn, một cánh rừng xanh.

Điểm Khác Biệt Chính

Từ loại tập trung vào vai trò và chức năng của từ trong câu, giúp xác định cách từ đó tham gia vào cấu trúc ngữ pháp. Trong khi đó, loại từ đề cập đến việc phân loại từ dựa trên ý nghĩa và cấu trúc, bao gồm cả từ đơn và cụm từ.

Phần hôm nay chúng ta sẽ học là Từ loại hay Parts Of Speech.

Tìm hiểu cơ bản về từ loại

1. Danh từ

Danh từ là từ loại chỉ người, địa điểm, khái niệm hoặc đồ vật. Về cơ bản, bất cứ thứ gì là "vật", sự vật, hiện tượng... đều là một danh từ.

Danh từ có thể được chia thành các loại: danh từ chung và danh từ riêng -- số ít và số nhiều -- đếm được hay không đếm được. Khi học cụ thể về danh từ bạn sẽ hiểu các loại này.

Ví dụ: worker, apple, Paris, sugar...

2. Động từ

Động từ là từ loại diễn tả hành động, một tình trạng hay một cảm xúc. Động từ trong tiếng Anh giúp xác định chủ từ đang làm hay trong trạng thái như thế nào.

Ví dụ: go, like, say...

3. Tính từ

Tính từ là từ loại chỉ tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng

Ví dụ: nice, small, fast, strong...

4. Trạng từ

Trạng từ là từ loại trong tiếng Anh nêu ra trạng thái hay tình trạng, thường bổ sung ý nghĩa cho tính từ hoặc động từ

Ví dụ: often, slowly, usually,...

5. Giới từ

Giới từ là từ loại dùng để diễn tả mối tương quan về hoàn cảnh, thời gian hay vị trí của các sự vật, sự việc được nói đến.

Có nhiều giới từ quen thuộc mà chắc chắn bạn đã biết như: in, on, behind, at, up, for, with...

Đi sau giới từ thường là Object -- Tân ngữ, Verb-ing, cụm danh từ,...

Giới từ cho bạn biết mối quan hệ giữa các từ khác trong câu.

6. Đại từ

Đại từ là từ loại thay thế cho danh từ cụ thể khi người đọc hoặc người nghe biết bạn đang đề cập đến danh từ cụ thể nào.

Với nhiều chức năng khác nhau, đại từ trong tiếng Anh được phân ra các loại chính như sau: Đại từ nhân xưng (Personal pronouns), đại từ sở hữu (Possessive pronoun), đại từ phản thân (reflexive pronouns) và đại từ nhấn mạnh.

Ví dụ: I, you, him, her...

7. Liên từ

Liên từ là từ loại dùng để liên kết các cụm từ, các câu và các đoạn văn khi xây dựng các câu phức tạp thể hiện nhiều ý tưởng.

Liên từ được chia làm 3 loại:

  • Liên từ kết hợp (Coordinating Conjunctions)
  • Liên từ tương quan (Correlative Conjunctions)
  • Liên từ phụ thuộc (Subordinating Conjunctions)

Ví dụ: And, so, however...

8. Từ hạn định

Mình có thấy bài viết này và một số bài viết khác để phần này là mạo từ nhưng theo mình thấy là nó chưa đủ. Mạo từ là một nhóm nhỏ của từ hạn định

Các từ hạn định hay chỉ định từ là những từ thường được đặt trước các danh từ xác định để chỉ một người/sự việc/sự vật cụ thể hoặc đặc biệt mà bạn đang đề cập đến.

9. Thán từ

Thán từ là từ loại diễn tả tình cảm hay cảm xúc đột ngột, không ngờ. Các từ loại này không can thiệp vào cú pháp của câu như Oh!, Um hoặc Ah!. Chúng không có giá trị thực sự về mặt ngữ pháp nhưng thường được sử dụng khá thường xuyên và chủ yếu là trong văn nói. Thán từ thường đứng một mình và đôi khi theo sau bởi một dấu chấm than (!)

Bài viết này được lấy nguồn từ bài viết này đồng thời được mình hiệu đính lại phần định dạng bài viết và bổ sung thêm các thông tin từ các nguồn khác.