Bài 42

BÀI 42: CÁC NÓI DANH TỪ HÓA CỦA ĐỘNG TỪ HOĂC MỆNH ĐỀ TRONG MỘT CÂU

1.

2. V るのに 使います/便利です...

N に 使います/必要です...

Ý nghĩa: (sử dụng) vào việc gì / (có lợi) cho việc gì / (cần thiết) cho cái gì

=> có ý nghĩa na ná như các mẫu câu 「とき」(bài 23) hay「場合(ばあい)」(bài 45)

Cách dùng: trợ từ「に」có thêm ý nghĩa thể hiện mục đích. Nếu kết hợp với danh từ thì dùng 「Nに」, nếu kết hợp với động từ thì dùng phương pháp "danh từ hóa động từ" (「曲げるのに」)

Lưu ý: riêng với các động từ nhóm III có dạng「Nします」thì khi kết hợp, không kết hợp theo kiểu 「Nするのに」mà ghép thẳng thành「Nに」.

VD:

勉強(べんきょう)します=> 勉強に

修理(しゅうり)します=>修理に

Về ý nghĩa thể hiện mục đích, mẫu câu này khá giống với 「(の)ために」nhưng không mạnh mẽ bằng và mệnh đề sau của mẫu câu này thường chỉ giới hạn ở 1 số động từ, tính từ mang tính trạng thái như:

・「~ に使(つか)います」(cách sử dụng)

・「~ に便利(べんり)です、必要(ひつよう)です、いいです、役(やく)に立(た)ちます...」(đánh giá)

・「~ に(時間、お金)がかかります」(tính toán)...

[ NGỮ PHÁP N4 ]

Bài 42 (tiếp):

3. Động từ có tính ý chí và động từ không có tính ý chí

  • Động từ có tính ý chí là động từ thể hiện những động tác, hành động mà ý chí của con người có thể điều khiển được..

VD: たべる (ăn), のむ (uống), いく (đi), つくる (tạo ra), ねる (ngủ)....

  • Động từ không có tính ý chí là động từ thể hiện những động tác, hành động mà ý chí của con người không thể điều khiển được, bao gồm:

  • Sự vận động, trạng thái của những vật vô tri, vô giác: ある(có), 壊れる (bị vỡ), 雨が降る(mưa rơi), 風が吹く (gió thổi), 水が出る (nước chảy)...

  • Các hiện tượng sinh lý của con người:痛む(đau), 病気になる (bị ốm), 老いる(già) , 若返る (trẻ lại), 目が覚める(tỉnh dậy)...

  • Các hiện tượng tâm lý của con người : 困る(khó khăn) , 飽きる (mệt mỏi), できる (có thể)... và các động từ ở thể khả năng.

Tuy nhiên, ngoài các ví dụ trên, có nhiều trường hợp cùng là 1 từ nhưng tùy vào văn cảnh và cách sử dụng khác nhau mà động từ đó có thể lúc là có tính ý chí, lúc là không có tính ý chí.

Ví dụ: Động từ「出る」 (Ra)

家を出る。Ra khỏi nhà =>Động từ có tính ý chí

水が出る。Nước chảy ra =>Động từ không có tính ý chí

2. A/Na + そうです: có vẻ

Cách dùng: dùng để diễn đạt những phán đoán, suy xét một cách trực tiếp khi nhìn thấy sự vật, sự việc nào đó. Có thể hiểu nôm na mẫu câu này là "nhìn và nghĩ là, cho là nó như thế".

Cách chia:

Aいです => Aそうです/だ

Naです => Naそうです/だ

Trường hợp đặc biệt:

いいです => よさそうです/だ

ないです => なさそうです/だ

Ví dụ:

(1) この料理(りょうり)はおいしそうです。Món ăn này có vẻ ngon.

(2) 彼女(かのじょ)は忙(いそが)しそうです。Cô ấy có vẻ bận.

(3) 彼(かれ)は暇(ひま)そうです。Anh ấy có vẻ rảnh rỗi.

(4) あのケーキはおいしくなさそうです。 Cái bánh kia có vẻ không ngon.

Chú ý:

  • Không áp dụng cách nói này đối với những tính từ thể hiện trạng thái quá rõ ràng, nhìn thấy ngay bên ngoài..., ví dụ như: 「赤い、きれい、有名、かわいい」

(X) このりんごは赤(あか)そうです。Quả táo này có vẻ đỏ. (sai vì bề ngoài là màu đỏ)

(O) このすいかは中(なか)が赤(あか)そうです。Quả dưa hấu này bên trong có vẻ đỏ. (đúng vì từ bên ngoài không biết được, chỉ phán đoán)

  • Đối với các tính từ thể hiện tình cảm hoặc cảm giác của con người như「うれしい、さびしい、かなしい、いたい、気分が悪い、気分がいい」, vì chúng ta không thể diễn đạt, miêu tả một cách trực tiếp cảm giác, tình cảm, tâm trạng của người khác mà chỉ có thể suy đoán nên phải dùng「~そうです」

Ví dụ: với tính từ chỉ cảm xúc 「うれしい」(vui)

(O) 私はうれしいです。 (X) 私はうれしそうです。

(O) あなたはうれしいそうです (X) あなたはうれしいです。

(O) 彼女(かのじょ)はうれしそうです。 (X) 彼女(かのじょ)はうれしいです。