Bài 49

HIỂU ĐÚNG VỀ KÍNH NGỮ & CHÚ Ý KHI LÀM KÍNH NGỮ VÀ KÍNH NGỮ THƯỜNG GẶP

Kính ngữ là dạng bài tập mà trong bất kì đề thi JLPT nào cũng gặp. Thế nhưng lại là dạng bài thường hay mất điểm nhất bởi chưa hiểu rõ hoặc chọn theo sự " thuận miệng". Để tránh sai chúng ta cùng học lại nhé!

Kính ngữ chính là hình thức giao tiếp thể hiện sự tôn kính với đối phương. Trong tiếng Nhật, kính ngữ được chia thành 3 loại chính: tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ và cách nói lịch sự. Người dùng phải phán đoán ngữ cảnh, đối phương, mục đích giao tiếp để sử dụng cho phù hợp.

◆ Tôn kính ngữ (尊敬語): dùng để chỉ hành động, trạng thái của người khác( ở trên mình), bày tỏ thái độ kính trọng với đối phương.

◆ Khiêm nhường ngữ (謙譲語): dùng khi nói về hành động của bản thân, người quen biết bày tỏ thái độ khiêm nhường.

◆ Từ lịch sự (丁寧語): là từ ở thể 「です」「ます. Từ lịch sự có thể dùng cho mọi trường hợp.

📍 Chú ý: Khi làm dạng bài này cần chú ý vào trợ từ và ngữ cảnh để phán đoán xem ai là người thực hiện hành động. Nếu là đối phương thì chọn tôn kính ngữ và ngược lại. Ngoài ra cần phải chú ý bảng kính ngữ đặc biệt nữa nhé bạn.

Ví dụ : Thấy đối phương mà đi với trợ từ 「が」・「は」-> thường sử dụng tôn kính. Hay thấy đối phương đi với trợ từ 「に」-> là cho nhận từ người đó.

先日の勉強会には、社会福祉を専門に研究されている, ABC 大学の石川春子先生に( ).

1. 参りました 2. お越しいただきました

3. おいでくださいました 4. いらっしゃいました

Vì trong câu này 「石川春子先生に」-> không thể chọn đáp án 1,3,4 được dù đáp án 3,4 điều là kính ngữ. ->chỉ có thể chọn cho nhận và đáp án là 2.

Bài 49: TÔN KÍNH NGỮ

Các cách tạo tôn kính ngữ (tiếp):

4. Tôn kính ngữ của Danh từ

  • Ở cấp độ đơn vị danh từ, ngoài những kính ngữ đặc, có thể dùng tiếp đầu ngữ 「お」và「ご」 để tạo thành kính ngữ.

  • Một số danh từ chỉ chức danh như 部長、先生、社長...bản thân nó đã bao hàm ý tôn kính nên không cần thêm「さん」 × 先生さん.

  • Với những danh từ chưa bao hàm ý kính trọng thì có thể thêm 「さん(さま)」để tăng thêm ý lịch sự

客(きゃく) → お客さん(さま)

医者 → お医者さん(さま)

二人 → お二人さん(さま)

花屋 →(お)花屋さん

  • Chú ý:

Trong các trường hợp nói chuyện về người trên thuộc quan hệ trong với người thuộc quan hệ ngoài, nếu chỉ suy xét về quan hệ trên dưới thì tương đối dễ vì chỉ việc dùng các từ kính ngữ đối với người trên nhưng trong đó nếu xem xét thêm về mối quan hệ trong/ngoài thì sẽ khó hơn.

Ví dụ trường hợp người A nói chuyện với người B về người C là người trên thuộc quan hệ trong của người A sẽ như sau:

(1)Trường hợp B (Giám đốc) là người ngoài:

( O ) A:(わたしの)父は 明日 大阪へ行きます/参ります(50課)

( x ) A:(わたしの)お父さんは 明日大阪へ いらっしゃいます。

(2)Trường hợp B (anh trai của A) là người trong:

( O ) A:お父さんは明日大阪へいらっしゃる/行く。(行きます。)

( x ) A:父は明日大阪へ 行きます/参ります。(50課)


Các bạn chú ý để sử dụng kính ngữ cho đúng nhé

  • Na -