Tìm hiểu về Comprehensible Input

Nguồn

Bài viết này là bản dịch và hiệu đính của bài viết Lý thuyết Input

Bạn có thể xem video này được trình bày bởi chính Stephen Krashen, chủ nhân của giả thuyết này (Input Hypothesis):

Chúng ta có Input là đầu vào, nguyên liệu đi vào; Iutput là đầu ra, sản phẩm đi ra. Để có output, chúng ta buộc phải có input.

Đối với học ngoại ngữ:

  • Input là Nghe và Đọc.
  • Output là Nói và Viết.

Để nói và viết tốt, bạn phải nghe và đọc thật nhiều.

Nói đơn giản hơn, ăn cái gì thì ra cái đó.

Input – Output lại chia ra hai phần là âm thanh và hình ảnh: - Đọc nhiều thì Viết tốt, - Nghe nhiều thì Nói tốt.

Bạn có để ý mấy bé đọc ngôn tình thường viết văn thơ rất là bay bỗng không? Bạn cũng như mấy bé ấy, vì đã đọc Tiếng Anh nhiều nên bạn có khả năng đọc hiểu và viết tương đối ổn. Nhưng nghe là cái ít được chú trọng nhất trong thời gian ở trường trung học, bạn hầu như không bao giờ nghe mà chỉ làm bài tập ngữ pháp. Vậy nên bạn gần như không thể hiểu được những gì người bản xứ nói. Còn đến lượt bạn nói thì bạn nói rất chậm, thiếu tự nhiên, sai phát âm vô kể. Bởi vì bạn đang ép mình output trong khi chưa có input.

Muốn nói được ngoại ngữ, bạn phải nghe, nghe, và nghe rất là nhiều.

Nhưng mà nghe gì? Theo giáo sư Krashen, bạn phải nghe “comprehensible input” (tạm dịch: đầu vào dễ hiểu). Tức bạn phải nghe những tài liệu chỉ khó hơn level hiện tại của bạn một xíu, bạn hiểu khoảng 80–95% tài liệu đó. Những gì bạn không biết, bạn sẽ hiểu nó thông qua ngữ cảnh, ngôn ngữ cơ thể, sự liên kết với những phần khác, hoặc từ điển. Dần dần, bạn sẽ hấp thụ được input mới và nâng cao level của bạn lên.