Skip to content

Nghe ngoại ngữ

Nguồn bài viết

Bài viết này được lấy nguồn từ bài trên diễn đàn Voz và mình đã chỉnh sửa + hiệu đính lại để phù hợp hơn với việc học ngoại ngữ chung.

Có hai loại nghe là Nghe thụ độngnghe chủ động.

Nghe thụ động là gì?

Nghe thụ động là khi bạn nghe trong vô thức, không có chủ đích rõ ràng. Bạn không cần tập trung để nghe từng từ hay từng chữ được phát ra. Mục đích của nghe thụ động là giúp người nghe làm quen với một ngôn ngữ mới (âm tiết, trọng âm và ngữ điệu). Ngoài ra, nó còn giúp ghi nhớ sâu hơn những từ mà bạn đã biết trước đó.

Chẳng hạn, bạn có thể nghe Podcast trong khi bạn đang rửa chén, lau nhà hay khi đang nấu ăn. Làm những công việc này sẽ khiến tâm trí bạn không còn tập trung vào âm thanh. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn vẫn có thể nghe thấy những gì đang được nói.

Cách bắt đầu nghe thụ động

Bạn có thể "nghe thụ động" bằng cách nghe lại các Podcast (Yêu cầu độ hiểu > 90%), nghe lại các chương trình, TV Show, phim, các bài nói hay các video mình đã xem trên Youtube, bật phát ở chế độ nền.

Lợi ích của việc nghe thụ động​

  • Giúp bạn "quen tai" với trọng âm và nhịp độ.
  • Giúp củng cố những từ vựng và cụm từ bạn đã biết trước đó.

Nhìn chung, nghe thụ động thích hợp cho người mới học với mục đích muốn làm quen dần với một ngôn ngữ mới. Mà không chịu quá nhiều áp lực về thời gian vì cách nghe thụ động là hình thức của "mưa dầm thấm lâu", hiệu quả bền lâu song thời gian thực hiện thường rất dài, có thể là phải cả năm trời mới thấy hiệu quả rõ rệt. Để đạt được hiệu quả rõ rệt bạn cần phải luyện nghe chủ động

Luyện nghe chủ động

Bạn có thể hiểu nghe chủ động là cách người nghe chủ động lắng nghe những gì người khác đang nói. Cũng như cố gắng hiểu thông điệp đang được truyền tải. Nghe chủ động là một kỹ năng có thể phát triển qua việc tập luyện thường xuyên.

Não bạn biết chắc rằng điều gì quan trọng và cần được ghi nhớ. Điều này có thể dễ thấy như việc học từ vựng, cũng như các yếu tố khác khi nghe gì đó (âm thanh, trọng âm, ngữ điệu và các cụm từ). Khi bạn nghe chủ động thì các yếu tố trên sẽ dễ dàng được não bộ phân tích và làm quen. Đó là lý do tại sao cần luyện nghe chủ động thường xuyên.

Cách luyện nghe chủ động

  1. Chọn nguồn luyện nghe chủ động: Bất kì thứ gì như phim ảnh, video trên Youtube .v.v.
  2. Nghe không cần phụ đề, bản dịch: Sau khi chọn được nguồn nghe, ta sẽ bắt đầu nghe đơn thuần (raw listening) mà không nhìn phụ đề hoặc bản dịch. Vì khi có bản dịch hay phụ đề, ta có xu hướng đọc nhiều hơn là nghe. Bạn có thể "nghe" lại nếu bạn muốn "nghe" lại, hoặc lại chuyển qua một nội dung khác mà mình thích.
  3. Nghe lại với phụ đề hoặc transcript: Bạn có thể sử dụng phụ đề để khai thác thêm từ mới.
  4. Chọn từ mới và ném vào Anki để đưa từ vào bộ nhớ dài hạn.