Skip to content

Trước khi bắt đầu học ngoại ngữ

Trước khi bắt đầu

Nguồn

Hướng dẫn này được trích dẫn một phần, dịch và hiệu đính từ Before You Start - languageguide

Sẽ mất bao lâu?

Điều đầu tiên cần lưu ý là: Sẽ không có Level "Hoàn hảo" và trong việc học ngoại ngữ chỉ có những cột mốc nhất định. Với từng cấp độ thì thời gian cần để đạt được sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố chính:

  • Cần khoảng bao nhiêu giờ để đạt được đến trình độ mình mong muốn?
  • Mình có thể dành được bao nhiêu giờ mỗi ngày cho việc học - Yếu tố chính quyết định xem bạn có đạt được mục tiêu hay không.

Người mới học thường đánh giá sai lượng thời gian ước tính cần để học. Bạn có thể tham khảo Foreign Language Training để xem lượng thời gian ước tính cho người nói Tiếng Anh bản ngữ để học một ngôn ngữ khác.

Cần lưu ý đây là từ góc độ của một người nói Tiếng Anh bản ngữ. Ví dụ như các ngôn ngữ được đánh giá là siêu khó là Trung/Nhật/Hàn thì không ở mức quá tầm với đối với những người nói Tiếng Việt.

Các cấp độ ngoại ngữ

Trong hệ thống CEFR, người học được phân chia thành 3 nhóm lớn: A, B, và C. Mỗi nhóm lớn lại bao gồm 2 nhóm nhỏ hơn: A1 và A2 trong nhóm A, B1 và B2 trong nhóm B, và C1 cùng C2 trong nhóm C, tương ứng với các cấp độ Mới bắt đầu (Beginner), Cơ bản (Elementary), Trung cấp (Intermediate), Trung cấp trên (Upper – Intermediate), Cao cấp (Advanced) và Thành thạo (Proficiency).

Đặt mục tiêu học tập

Để học một ngoại ngữ, đầu tiên bạn cần đặt cho mình một (hoặc những) mục tiêu cho việc học của mình. Hãy dành thời gian nghĩ về động lực thúc đẩy bản thân mình học ngoại ngữ và mình muốn sử dụng ngoại ngữ trong những trường hợp hay ngữ cảnh nào. Điều này sẽ giúp bạn định hình được trình độ bạn muốn đạt được và những kĩ năng mà bạn muốn tập trung vào. Viết mục tiêu của bạn xuống.

Bạn có thể sử dụng mục tiêu SMART. Mục tiêu SMART là một hệ thống các tiêu chí và quy tắc giúp bạn xác định, thiết lập mục tiêu hiệu quả. SMART là viết tắt của Specific (cụ thể) – Measurable (đo lường) – Achievable (khả thi) – Relevant (liên quan) – Time bound (giới hạn thời gian).

  • S – Specific (or Significant): Mục tiêu phải khái quát và rõ ràng. Đừng đặt những mục tiêu quá mơ hồ, viễn vông và không có cơ sở hiện thực. (Ví dụ: Đừng có chỉ đặt mục tiêu là "Thành thạo một ngôn ngữ", bạn muốn đạt đến trình độ nào theo thang CEFR, có thi bằng không, nếu có thi bằng thì là bằng gì và đạt được mức điểm như nào)
  • M – Measurable (or Meaningful): Mục tiêu đo lường được chính xác về lượng và chất, có thể đong đếm được bằng thời gian, con số,... Điều này để đánh giá và đo lường mức độ thành công của bạn sau khi hoàn thành mục tiêu. Sự tiến bộ trong việc học ngoại ngữ không dễ để đo lường được, nhưng vẫn sẽ có những tiến bộ có thể thấy được (Số lượng từ vựng, ngữ pháp, số giờ nghe, số cuốn sách ngoại ngữ đã đọc được).
  • A – Attainable (or Action-Oriented): Mục tiêu thực tế nhưng đầy thách thức và có tính khả thi, đừng nên đặt mục tiêu quá xa vời hay quá sức với bản thân. Bạn không thể thành thạo một ngoại ngữ bất kì chỉ trong một năm mà không dành ít nhất vài tiếng mỗi ngày.
  • R – Relevant (or Rewarding): Mục tiêu phải phù hợp và liên quan với định hướng của bạn (Lifetime goals). Ngoại ngữ bạn muốn học sẽ giúp gì cho bạn? Bạn muốn đạt được điều gì từ việc học ngoại ngữ?
  • T – Time-bound (or Trackable): Mục tiêu phải có thời hạn (deadline), ngăn bạn lười biếng, trì hoãn hay bị chậm tiến độ.

Nếu bạn muốn, bạn có thể có những mục tiêu nhỏ và ngắn hạn. Những mục tiêu này sẽ giúp bạn đo lường được quá trình tiến bộ của bạn thân.

Bạn tiến bộ như thế nào

Có thể bạn chưa biết: Bạn hoàn toàn có thể học được đến cấp độ trung cấp của một ngoại ngữ bất kì mà không gặp quá nhiều khó khăn. Lúc tiến bộ nhanh nhất sẽ là khoảng sau giai đoạn mới bắt đầu học một chút. Tuy nhiên, sau khi đạt đến trình độ trung cấp, tiến trình bắt đầu bị chậm lại. Nó sẽ trông như biểu đồ này:

Từ trình độ trung cấp lên cao cấp sẽ cần rất nhiều thời gian. Lúc đấy bạn sẽ cảm giác như mình đang không tiến bộ và phương pháp học tập của mình sai. Nhưng nếu bạn vẫn tiếp tục immerse ngoại ngữ và sử dụng Anki hàng ngày, thì khả năng ngoại ngữ của bạn vẫn đang cải thiện, chỉ là nó không nhanh như khi mới học thôi. Mình xin phép trích và dịch lại phần này trong trang FAQ của TheMoeWay

Hãy nhớ rằng bạn có thể hiểu khoảng 80% các nội dung mình thực hiện Immersion với khoảng 2000 từ. Bạn có thể hiểu là 90% với 10.000. Nó giống như đi dường dốc vậy, càng ngày càng trở nên dốc hơn. 20.000 bạn hiểu là 95%. 30.000 thì cuối cùng bạn cũng có thể đạt gần 100%. Cảm giác này khá tệ, nhưng bạn vẫn phải tiếp tục thôi.

Các nhiệm vụ cơ bản

Về cơ bản, việc học ngoại ngữ chỉ bao gồm hai thành phần cơ bản chính: ngữ pháp và từ vựng. Bạn có thể tưởng tượng đơn giản là từ vựng là gạch và ngữ pháp là xi măng, để xây lên một ứng tường cần nhiều gạch, và mỗi viên gạch đều được liên kết bởi xi măng.

Học ngoại ngữ được chính thức chia ra làm 4 kĩ năng chính: Listening (Nghe), Reading (Đọc), Speaking (Nói), Writing (Viết). Trong đó Listening và Reading thuộc khối Input, còn Speaking và Writing thuộc khối Output.

Bắt đầu đọc lộ trình tự học ngoại ngữ ngay