Skip to content

Chương trình tự học Toán lớp 9

Mình soạn dựa trên bộ sách Kết nối tri thức

Hướng dẫn cách tự học

Các bước học đơn giản như sau:

  • Đọc trong SGK: Bạn chỉ cần đọc lý thuyết, nên đọc ví dụ và có thể bỏ qua phần Luyện tập trong lần đọc đầu tiên.
  • Video bài giảng: Xem video bài giảng để giúp bạn nắm chắc kiến thức bạn đã đọc từ sách, hoặc để hiểu được những điều mình còn chưa hiểu khi đọc sách.
  • Làm bài tập: Làm bài tập toán giúp củng cố kiến thức. Hoàn thành hết các phần bài tập ở phần Luyện tập trong sách và nếu có thể thì làm phần bài tập mình để đường dẫn ở dưới mỗi bài.

Chương I. PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN

Bài 1. Khái niệm phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

Bài 2. Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

Bài 3. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.

Chương II. PHƯƠNG TRÌNH VÀ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN.

Bài 4. Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn.

Bài 5. Bất đẳng thức và tính chất.

Bài 6. Bất phương trình bậc nhất một ẩn.

Chương III. CĂN BẬC HAI VÀ CĂN BẬC BA.

Bài 7. Căn bậc hai và căn thức bậc hai.

  • Đọc 'Chương 3 - Bài 7' trong SGK.
  • Xem video bài giảng:
  • Làm bài tập: Chưa có

Bài 8. Khai căn bậc hai với phép nhân và phép chia.

Bài 9. Biến đổi đơn giản và rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai.

Bài 10. Căn bậc ba và căn thức bậc ba.

Chương IV. HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG.

Bài 11. Tỉ số lượng giác của góc nhọn.

Bài 12. Một số hệ thức giữa cạnh, góc trong tam giác vuông và ứng dụng.

Đặc biệt

Video: Tổng ôn Tỉ Số Lượng Giác và Hệ Thức Giữa Cạnh Và Góc Trong Tam Giác Vuông của Trung Anh Siêu Nhân. Được làm theo chương trình mới.

Chương V. ĐƯỜNG TRÒN.

Bài 13. Mở đầu về đường tròn.

Bài 14. Cung và dây của một đường tròn.

Bài 15. Độ dài của cung tròn. Diện tích hình quạt tròn và hình vành khuyên.

Bài 16. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.

Bài 17. Vị trí tương đối của hai đường tròn.

Chương VI. HÀM SỐ y = ax2 (a khác 0). PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN.

Bài 18. Hàm số y = ax2 (a ≠ 0).

  • Đọc 'Chương 6 - Bài 18' trong SGK.
  • Xem video bài giảng: Hàm số y= ax^2 của Trung Anh Siêu Nhân. Bạn học đến phần "Khảo sát sự biến thiên, tính đồng biến nghịch biến" thì có thể ngừng lại (Mình đọc trong SGK mới không thấy đề cập đến nội dung này)
  • Làm bài tập: Chưa có

Bài 19. Phương trình bậc hai một ẩn.

Bài 20. Định lí Viète và ứng dụng.

Bài 21. Giải bài toán bằng cách lập phương trình.

Chương VII. TẦN SỐ VÀ TẦN SỐ TƯƠNG ĐỐI.

Bài 22 + 23.

Bài 24. Bảng tần số, tần số tương đối ghép nhóm và biểu đồ.

Chương VIII. XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ TRONG MỘT SỐ MÔ HÌNH XÁC SUẤT ĐƠN GIẢN.

Bài 25. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu.

Bài 26. Xác suất của biến cố liên quan tới phép thử.

Chương IX. ĐƯỜNG TRÒN NGOẠI TIẾP VÀ ĐƯỜNG TRÒN NỘI TIẾP.

Bài 27. Góc nội tiếp.

  • Đọc 'Chương 9 - Bài 27' trong SGK.
  • Xem video bài giảng: Góc nội tiếp của Trung Anh Siêu Nhân.
  • Làm bài tập: Chưa có

Bài 28. Đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của một tam giác.

Bài 29. Tứ giác nội tiếp.

  • Đọc 'Chương 9 - Bài 29' trong SGK.
  • Xem video bài giảng: Tứ giác nội tiếp của Thầy Lê Ngọc Diên.
  • Làm bài tập: Chưa có

Bài 30. Đa giác đều.

  • Đọc 'Chương 9 - Bài 30' trong SGK.
  • Xem video bài giảng: Đa giác đều của Vietjack.
  • Làm bài tập: Chưa có

Chương X. MỘT SỐ HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIỄN.

Bài 31. Hình trụ và hình nón.

  • Đọc 'Chương 10 - Bài 31' trong SGK.
  • Xem video bài giảng: Hình trụ và hình nón của Vietjack.
  • Làm bài tập: Chưa có

Bài 32. Hình cầu.

  • Đọc 'Chương 10 - Bài 32' trong SGK.
  • Xem video bài giảng: Hình cầu của Vietjack.
  • Làm bài tập: Chưa có

Bonus: Tại sao diện tích bề mặt của hình cầu bằng 4𝜋𝑅²