Skip to content

30 ngày Tiếng Anh (UsagiSpoon)

!!! "Lưu ý nhỏ nhắn" Lộ trình UsagiSpoon là lộ trình khởi đầu Tiếng Nhật trong 30 ngày được viết bởi cộng đồng TheMoeWay. Bạn có thể đọc lộ trình gốc tại đây

Giúp mọi người học Tiếng Anh từ đầu thông qua Immersion.

Cần thực hiện theo thứ tự. Đa phần các quyết định đã được đưa ra cho bạn.

Trong bảng thói quen học 30 ngày này, mỗi ngày đều có những nhiệm vụ bạn cần phải làm.

Cuối lộ trình 30 ngày này bạn sẽ:

  • Hiểu về các mẫu ngữ pháp Tiếng Anh phổ biến nhất
  • Vốn từ vựng ít nhất 500 từ.
  • Hiểu các câu cơ bản trong phim về đời thường hoặc Youtube.
  • Nền tảng tốt để tiếp tục tự học Tiếng Anh.

Bạn cần:

  • Có tinh thần học hỏi
  • Dành ra 3 giờ mỗi ngày cho Tiếng Anh
  • Một chiếc máy tính (xin lỗi người dùng điện thoại)

Ngày 1:

Giai đoạn: Bắt đầu học bảng chữ cái

Dành cho những người hoàn toàn mới học Tiếng Anh

Ngày 2

Giai đoạn: Xây dựng môi trường Tiếng Anh ngay tại nhà

Đưa Tiếng Anh vào cuộc sống xung quanh là phần quan trọng nhất của phương pháp Immersion.

Tìm nội dung mà mình thích và biến việc tiêu thụ nội dung đó thành thói quen. Có thể bắt đầu với phim đời thường (slice of life)

Có rất nhiều phim có Tiếng Anh đơn giản.

Dưới đây là một số gợi ý (nhưng bạn có thể xem bất cứ thứ gì bạn muốn), những gợi ý sẽ thiên hướng về hoạt hình hơn thì thường có ngôn ngữ đơn giản hơn:

Q: Nếu mình muốn xem thứ gì đó mình thấy hay

A: Immersion là việc dành thời gian cho nội dung mà bạn thích. Vì vậy, đừng giới hạn bản thân trong những gợi ý trên.

Nhiệm vụ của bạn:

Mình muốn bạn thử Immersion lần đầu tiên với phương pháp subtitle tutor (Thuật ngữ để chỉ việc học thông qua phụ đề ở ngôn ngữ bạn đã biết khi học ngôn ngữ đích).

Phương pháp: xem một tập phim có phụ đề (Ngôn ngữ bạn biết), sau đó xem lại mà không dùng phụ đề. Sau đó, hãy nghe tập phim đấy trong lúc làm việc khác (tai nghe không dây sẽ dễ dùng hơn).

Quy trình cơ bản:

  1. Xem với phụ đề Tiếng Việt (Hoặc Tiếng Anh)
  2. Xem không có phụ đề (raw listening)
  3. Đã xong?
    • Rồi = Nghe trong khi làm việc khác.
    • Chưa = Quay lại bước 1.

Về cơ bản, bằng cách xem tập phim có phụ đề trước, bạn đã tăng khả năng hiểu input của mình.

Khi xem phim không phụ đề, đừng quá lo lắng nếu bạn không hiểu.

Tập trung vào âm điệu, cách nói và bất cứ thứ gì mà bạn có thể hiểu được.

Để có thể hiểu được Tiếng Anh là một kỹ năng cần rất nhiều thời gian.

Nhưng tất cả đều bắt đầu bằng việc nghe thuần (raw listening) và cố gắng làm cho việc nghe đó trở nên comprehensible (dễ hiểu).

Phương pháp subtitle tutor chỉ để cung cấp ngữ cảnh cho phần mà bạn đang nghe.

Bạn cũng nên nghe lại tập phim trong lúc làm việc khác.

Bằng cách đó, bạn sẽ lấp đầy khoảng lặng (trong lúc làm việc khác) bằng Tiếng Anh.

Ghi chú nhỏ:

  • Listening "khi làm việc khác" = Passive Immersion.
  • Listening "tập trung hoàn toàn" = Active Immersion.

Q: Tại sao phải Immersion trước khi học ngữ pháp hoặc từ vựng?

A: Một số bạn có thể thắc mắc tại sao mình lại muốn bạn immerse trong khi không biết ngữ pháp hay bất cứ thứ gì. Và đó là vì nghe là mấu chốt của việc học một ngôn ngữ. Người bản xứ rất giỏi ngôn ngữ của họ nhờ vào môi trường của họ (ngôn ngữ luôn ở đó bất kể nơi họ đi) và bằng cách tái tạo lại môi trường đấy, bạn có thể đạt được kết quả tương tự. Nghe nhiều ngay cả khi bạn không hiểu sẽ giúp bạn học từ mới trong Tiếng Anh dễ dàng hơn và giúp có một cảm nhận sâu sắc hơn về ngôn ngữ.

Q: Hoàn thành tập đầu tiên rồi thì nên làm gì giờ?

A: Coi như việc Immersion trong ngày đã xong. Nhưng nếu muốn xem thêm (quá được luôn) thì bạn có thể để xúc xắc quyết định số lượng tập thay bạn.

Lắc xúc xắc

Việc học ngữ pháp sẽ được bắt đầu từ ngày mai.

Ngày thứ 3

Giai đoạn: Bắt đầu học ngữ pháp

Bây giờ sẽ là lúc bắt đầu học ngữ pháp.

Bạn không cần phải drill, chọn các mẫu ngữ pháp nhất định hay bất cứ cái gì khác. Những thứ sẽ được học dưới đây đều cực kỳ phổ biến và sẽ được cải thiện dần thông qua quá trình học tập hàng ngày.

Danh sách phát trên YouTube: Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản - Đây là danh sách ngữ pháp Tiếng Anh cơ bản của Zim. Danh sách này có 17 video bài giảng. Không quá dài. Nếu bạn quyết định học theo danh sách này thì sau lộ trình 30 ngày này bạn sẽ cần học thêm cuốn Essential English in Use

Hoặc bạn có thể xem danh sách bài giảng Tiếng Anh ngữ pháp - văn phạm - Bao gồm 70 video, đầy đủ hơn. Nên xem 2 video mỗi ngày, dự kiến sẽ xong toàn bộ khóa học này trong khoảng hơn 30 ngày (Chương trình này giả định bạn sẽ học theo danh sách phát này, bạn có thể học theo lộ trình bên kia).

Tất cả những gì bạn cần làm là xem bài giảngghi chú lại

Ghi chú.

Q: Nên ghi gì vào?

A: Những gì bạn thấy cần

Hãy dựa vào trực giác của bản thân và ghi lại những gì mình thấy cần. Nếu họ nói [X] có nghĩa là [Y] thì có thể bạn sẽ muốn ghi lại. Ghi chú không cần quá chi tiết và chỉ đơn giản là viết cho mình đọc.

Q: Tại sao phải ghi chú nếu (mình) có thể tự nhớ được

A: Ghi lại để có thể xem lại khi cần. (Từ khóa: khi cần)

Về cơ bản, bạn đang tạo phiên bản mini từ những video bài giảng trên. Vì vậy, nếu lỡ quên gì, chỉ cần xem lại ghi chú.

Q: Không ghi có được không?
A: Được. Điều này tùy bạn

Giai đoạn: Vừa học xong bài ngữ pháp đầu tiên

Sau khi xem xong video bài giảng đầu tiên, việc học ngữ pháp ngày hôm nay coi như đã xong.

Đã đến lúc tiếp tục Immersion.

Đổ xúc xắc 4 mặt

Q: Có cần áp dụng phương pháp subtitle tutor không?

A: Nó không bắt buộc và chỉ đơn thuần là một cách để làm cho việc Immersion trở nên vui hơn lúc đầu.

Q: Cần làm gì nếu liên tục nghe thấy một từ và muốn biết nghĩa từ đó?

A: Bạn có thể sử dụng Jisho.org để tìm kiếm từ này.

Có khả năng bạn đã nghe nhầm nên không tìm được từ.

Ngày 4

Giai đoạn: Học từ mới: sử dụng Anki lần đầu.

Việc hôm nay là:

  • Học ngữ pháp.
  • Sử dụng Anki lần đầu tiên.
  • Học từ mới trong Anki.
  • Thực hiện việc Immersion hàng ngày.

Sau đó, hãy học các phần ngữ pháp như hàng ngày. 2 video của ngữ pháp !

Sau khi học xong thì cài đặt Anki.

Đầu tiên hãy xem video này: https://www.youtube.com/watch?v=UDUITtA1jJI

Giờ thì tải Anki.

Bạn có thể tải Anki bằng cách truy cập trang chủ (tại đây) và bấm vào Download. Nó sẽ tự di chuyển xuống phần "Download". Nhấp vào tùy chọn đầu tiên.

Tải xuống bộ thẻ cần dùng: 1700 từ vựng Tiếng Anh cơ bản (tệp .apkg)

Khi bạn mở Anki lần đầu tiên, bạn sẽ thấy cửa sổ chọn ngôn ngữ, bạn chọn ngôn ngữ nào cũng được.

Vào Tools trên thanh trên cùng và chọn Preferences (Ctrl+P).

Và đổi Learn ahead limit thành 900.

Bây giờ hãy chọn Close.

Trong Anki, có 3 button ở cuối cửa sổ. Chọn Import File để thêm bộ thẻ mình đã tải. Sau khi chọn, nó sẽ mở cửa sổ chọn tập tin.

Chọn bộ thẻ mà mình đã tải.

Khi nào xong thì nó hiện cái hộp toàn chữ, bấm Ok là xong

Số màu xanh da trời đó là số lượng thẻ mới bạn sẽ học trong một ngày. 20 thẻ mỗi ngày là mặc định và 20 thẻ có thể là quá nhiều hoặc quá ít. Bạn có thể muốn giảm số lượng thẻ nếu cảm thấy quá khó để hoàn thành 'Reviews' trong Anki.

Nhấp vào biểu tượng bánh răng bên cạnh bộ thẻ Kaishi 1,5k.

Bấm vào Options.

Thay đổi Maximum reviews/day thành 9999. Đồng nghĩa với không có giới hạn.

Mặc định là 200 và số thẻ phải ôn tập sẽ không nhiều tới mức vậy nếu bạn ôn hàng ngày. Đó là một cách kể giải quyết giới hạn ôn tập của bạn.

Bạn cũng cần thay đổi Learning steps thành 1m 5m 10m.

Thay đổi Insertion order , thành Sequential (oldest cards first)

Trong phần Lapses, thay đổi Relearning Steps thành 10m.

Trong phần Thứ tự hiển thị , thay đổi Display Order thành Show before reviews.

Bây giờ hãy bấm Save.

Bạn nên tải thêm tiện ích bổ sung cho Anki tên là Speed Focus Mode (Anki addons).

Nhấp vào Tools ở đầu Anki và chọn Add-ons.

Nhấp vào Get Add-ons....

Paste mã này vào ô code: 1046608507và nhấn OK.

Bạn cần khởi động lại Anki. Đóng cửa sổ ứng dụng Anki và mở lại.

Nhấp vào biểu tượng bánh răng bên cạnh bộ thẻ Kaishi 1,5k.

Giữ phím Shift và chọn Options.

Một menu kiểu khác với một đoạn chữ màu đỏ sẽ hiện lên (Nếu không, hãy giữ Shift khi nhấn vào Options).

Trong tab General, có một số cài đặt bạn cần thay đổi.

Đổi Automatically play alert thành 15 seconds.

Đổi Automatically show answer thành 30 seconds.

Đổi Automatically rate 'again' thành 180 seconds.

Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu học bộ thẻ.

Khi chọn tên bộ thẻ, bạn sẽ có thể bắt đầu học bằng cách chọn Học ngay

Điều đầu tiên bạn sẽ thấy là một thẻ giải thích. Hãy xóa cái này.

Thẻ tiếp theo là một từ có Kanji.

Nếu bạn chọn “Show answer”, nó sẽ hiển thị mặt sau của thẻ và bạn sẽ biết cách đọc từ đã hiện ở mặt trước thẻ.

Có nhiều thứ khác trong bộ thẻ như nghĩa của từ, âm thanh, câu và bản dịch.

NHƯNG điều duy nhất cần nhớ là từ vựng ở mặt trước , cách đọcnghĩa của từ. Không cần để ý những phần khác

Nhìn vào thanh dưới cùng. Có 4 lựa chọn. Đây là những lựa chọn chấm điểm của bạn.

Trong Anki, bạn phải tự chấm điểm. Hãy coi Again là “Sai”. Easy như "game là dễ", Good là kiểu "bình thường", và Khó như “Hơi vất mới nhớ lại được”.

Vì đây là thẻ mình thấy lần đầu nên hãy nhấn “Again”.

Khi nhìn thấy “unseen cards” (thẻ mà bạn chưa chấm điểm), bạn nên bấm "Show Answer" để hiển thị mặt sau của thẻ, sau đó đọc những thông tin quan trọng (Cách đọc và nghĩa) rồi nhấn Again.

Việc này sẽ đưa thẻ vào khu thẻ "Learning".

Bạn có thấy con số màu đỏ ở thanh dưới cùng chuyển từ 0 thành 1 không?

  • Xanh lam: New pile (Khu thẻ từ mới)
  • Đỏ: Learning pile (Khu thẻ từ cần học)
  • Xanh lá cây: Review pile (Khu thẻ từ cần ôn tập)

"Learning pile" có nghĩa là Anki sẽ cho bạn xem lại thẻ nhiều lần để bạn có thể ghi nhớ.

Khi đủ số lần chấm điểm “Good” thì thẻ sẽ "học xong". Điều này có nghĩa là bạn sẽ thấy nó sau X ngày (Thường là 1 ngày đối với thẻ mới). (Chuyển thẻ đã "học xong" đó sang "Review pile")

Learning pile (số màu đỏ) giảm = thẻ đã "học xong".

Đừng dành quá nhiều thời gian để học một thẻ

Khi bạn không biết từ đó ngay cả sau 15 giây nhìn vào nó, thì việc nhìn nó lâu hơn sẽ chẳng có ích gì. Vì vậy, mục đích của addon Speed Focus Mode là ngăn bạn dành quá nhiều thời gian cho một thẻ.

Phương pháp học thẻ của shoui

Bước 1: Đọc thẻ.
Bước 2: Có phải thẻ mới hay không?
Bước 3: Thẻ mới -> Bấm vào "Show Answer" để xem thẻ.
Bước 4: Đọc cách đọc từ vựng.
Bước 5: Đọc nghĩa của từ.
Bước 6: Bật Audio.
Bước 7: Bấm “Again”
Bước 8: 7 bước trên sẽ tương tự nếu thẻ tiếp theo cũng là thẻ mới. Bước 9: Nếu thẻ tiếp theo mình đã học, cần kiểm tra xem mình có nhớ không.
Bước 10: Cố gắng nhớ lại nghĩa và cách đọc của từ.
Bước 11: Đôi khi có nhiều hơn 1 nghĩa. Chỉ cần 1 ý nghĩa là đủ.
Bước 12: Nhấn "Show Answer" để hiện mặt sau.
Bước 13: Tự mình chấm điểm tùy theo ý nghĩa cách đọc.
Bước 14: Mình thường sử dụng nút "Good" nếu đúng và "Again" nếu sai.

Sau khi học thành công 20 thẻ, bạn có thể coi mình đã hoàn thành xong "nhiệm vụ Anki" trong ngày. Ngày hôm sau, sẽ có một số màu xanh lá cây ở khối "Review". Bạn cũng sẽ có thêm 20 thẻ mới!

Hãy chắc chắn rằng bạn làm Anki mỗi ngày!

Q: Nếu quên nhiều thì sao?

Anki được tạo ra cho những thứ bạn có thể quên.

Khi mới bắt đầu, việc quên từ vựng là chuyện bình thường, kể cả khi bạn quên hơn một nửa đống đó sau một ngày.

Bạn có thể sẽ quên những từ này nếu không có Anki, đó là lý do tại sao cần tiếp tục sử dụng Anki để có thể học xong từ đó. Nói cách khác, dùng Anki hàng ngày. Nếu bạn vẫn quên từ thì xem lại cách bạn sử dụng Anki và cách bạn chấm điểm thẻ

Q: Leeches (Từ mà không nhớ nổi)

Leeches là khi bạn cứ quên từ đó dù thế nào đi nữa.

Trí nhớ hoạt động bằng cách thu thập các tín hiệu.

Khi các từ không vào đầu, điều đó có nghĩa là có nhiều thứ trong phạm vi rộng hơn của từ đó khiến tâm trí bạn không thể bắt nổi bất kỳ tín hiệu nào. Nói một cách dễ hiểu hơn, bạn cần thêm những thông tin khác ngoài những thứ trong thẻ.

Về Leeches, nên dùng các câu ví dụ. Bạn có thể sử dụng Jisho.org với tag #sentence để xem các câu ví dụ với phần dịch Tiếng Anh.

Đã đến lúc Immersion hàng ngày và hãy tự chọn số tập phim. Nếu không thì: Xúc sắc

Ngày 5

Chạy Anki cho ngày hôm nay. Việc sử dụng Anki mới đầu sẽ khá mệt nhưng càng dùng thì càng dễ thành thói quen. Hãy nhìn vào khu bộ thẻ, có số xanh da trời và cả số màu xanh lá bên cạnh bộ thẻ từ vựng.

Con số màu xanh lá là phần ôn tập. Hãy luôn ôn tập hàng ngày

Gợi ý: Nếu không ôn tập kịp được, hãy giảm lượng thẻ mới hàng ngày xuống.

Sau khi hoàn thành xong phần Anki trong ngày, hãy học ngữ pháp.

2 video của ngữ pháp

Sau đó là Immersion hàng ngày.

Q: Hôm nay cày bao nhiêu tập??? A: Roll a 4-sided dice

Q: Cần chú ý gì khi nghe?

A: Phần phát âm, kiểu nói, những “từ” xuất hiện thường xuyên, những từ đã học, ngữ pháp đã học, v.v.

Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

Ngày 6

Giai đoạn: Luyện đọc lần đầu: phụ đề Tiếng Anh

Hôm nay sẽ bắt đầu luyện đọc!

Đừng quá căng thẳng nếu không hiểu!

Như đã nói ở trên, một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Dù chỉ là một chút nhưng vẫn sẽ có giá trị

Sau đó, hoàn thành Anki hàng ngày.

Xong Anki học ngữ pháp, 2 video ngữ pháp.

Xong ngữ pháp là bắt đầu luyện đọc.

Nội dung đọc đầu tiên sẽ là phim có phụ đề Tiếng Anh.

Đầu tiên, cần có Yomichan, bấm vào liên kết này để đọc cách cài đặt.

Có thể “đọc” phim và đó là điều nên làm.

Thói quen cần thực hiện?

Hãy xem phim có phụ đề Tiếng Anh trước.

Sau đó chỉ tập trung vào việc đọc phụ đề.

Q: Nên tra cứu bao nhiêu từ?

A: Thử sử dụng xúc xắc 20 mặt cho mỗi tập phim.

Click here for 20-sided dice

Sau khi tra cứu hết số lượt thì hãy xem phần còn lại với phụ đề Nhật vậy thôi.

Nếu bắt gặp từ gì muốn tra thì hãy tra từ đó.

Q: Khi xem với phụ đề Nhật, có nên cố gắng đọc mọi thứ trên màn hình không?

Trả lời: Không. Chỉ nên tra đúng số từ mà mình đã xúc xắc và sau đó xem phần còn lại của tập phim mà không tra từ hoặc dừng lại để đọc hay làm gì khác, v.v.

Q: Nếu cần tra cứu hoặc đọc nội dung nào đó, có cần tạm dừng video không?

Đ: Hãy tạm dừng video nếu cần tra từ hoặc gì đó.

Q: Mục đích của phụ đề trong này là gì?

A: Để có thể “thực hành đọc”.

Khi xem phim, là đang nửa đọc nửa nghe.

Khi loại bỏ phần âm thanh và chỉ đọc phụ đề, thì nó tương đương với việc đọc.

Q: Xúc xắc có quyết định số lượng từ mình tra cứu khi xem phim hoặc khi đọc phụ?

A: Đổ thêm một viên xúc xắc 20 mặt nữa khi bạn "đọc phim".

Q: Có thể hiểu mọi thứ bằng cách dành 30 phút để dùng Yomichan cho một câu không?

A: Tóm gọn là: Không. Comprehension là một quá trình cần thời gian.

Câu trả lời dài hơn:

Có rất nhiều thứ không thể được hiểu nếu chỉ sử dụng từ điển.

Có nhiều yếu tố.

Có những yếu tố hiển nhiên như từ vựng và ngữ pháp.

Nhưng cũng có những thứ ít rõ ràng hơn, chẳng hạn như ngữ cảnh (context) mà đoạn ngôn ngữ đó thường được sử dụng, từ đó thể hiện nghĩa của nó.

Học từ vựng và ngữ pháp sẽ tăng khả năng hiểu của bạn.

Nhưng việc hiểu cách sử dụng từ vựng và ngữ pháp trong ngữ cảnh sẽ làm tăng thêm nhiều khả hiểu của bạn về một câu.

Điều này đặc biệt hiệu quả nếu những câu đó chỉ có một từ ngữ mà bạn không hiểu.

Tuy nhiên, điều này không hiệu quả cho lắm đối với những câu khó.

Có quá nhiều thứ lạ với bạn.

Điều tốt nhất có thể làm với những câu khó là tra từ có trong đó.

Có thể sẽ là chưa đủ để hiểu câu đó vào thời điểm đó nhưng nó sẽ giúp mình sau này.

Càng học và Immersion nhiều hơn (hiểu các thứ trong ngữ cảnh), khả năng hiểu Tiếng Anh sẽ càng tăng lên.

Q: Làm thế nào để có thể nhớ được những từ mình đã tra?

A: Đơn giản là "sự lặp lại". Càng đọc nhiều sẽ càng nhớ được nhiều từ hơn.

Nói cách khác, đừng bận tâm đến những từ vựng đang tra bây giờ.

Nhìn lại thêm nhiều lần nữa cũng không phải là cách hiệu quả.

Điều thực sự nên làm là: Nhìn vào nghĩa từ, cách đọc. Sau đó tiếp tục chuyển qua cái khác.

Q: Làm cách nào để biết một từ bắt đầu và kết thúc ở đâu? Tiếng Anh không có dấu cách!

A: Câu trả lời đơn giản là, khá khó với người mới bắt đầu.

Nhưng khả năng nhận biết điều này sẽ trở nên tốt hơn theo thời gian.

Rốt cuộc, việc học ngôn ngữ chỉ là nhận dạng các mẫu (pattern recognition).

Yomichan có thể hỗ trợ bạn phân biệt từ bắt đầu ở đâu và kết thúc ở đâu với độ chính xác lên tới 90%.

Q: Bây giờ mình có thể "nhìn ra được" Tiếng Anh, mình có thể thử dịch nó trong đầu không?

A: Khá khó để trả lời câu này

Luôn có những thứ không thể diễn đạt giữa hai ngôn ngữ.

Cách suy nghĩ giữa hai ngôn ngữ vốn đã rất khác.

Đó là lý do chính tại sao phương pháp này (và những phương pháp tương tự) có xu hướng khuyên bạn không nên cố gắng dịch phần Immersion của mình.

Vì Tiếng Anh không phải là Tiếng Việt.

Tiếng Anh là Tiếng Anh.

Dù vậy nhưng bạn có thể thực hiện một số kiểu "dịch nôm na", trong đó chỉ cần cố gắng ghép một số ý nghĩa cơ bản lại với nhau.

Thực sự là không cần dịch luôn?

Không phải lúc nào cũng vậy, sẽ có những điều bạn không hiểu được do nhiều yếu tố. (Thiếu kiến thức về: nghĩa của từ, nghĩa của từ khó hiểu nếu chỉ đọc từ từ điển, cách sử dụng ngữ pháp, cách sử dụng ngữ pháp nâng cao, ngữ cảnh, cách sử dụng từ đó trong phạm vi ngôn ngữ rộng hơn, v.v.)

Sẽ khá mệt khi phải dịch liên tục nên hãy thực hiện có chừng mực.

Q: Mình nên xem bao nhiêu tập có phụ đề Tiếng Anh để chuyển qua xem không có phụ đề?

A: 1 tập phụ đề Tiếng Anh mỗi ngày là một con số tốt. 2 hoặc 3 nếu bạn muốn hết mình.

Q: Nên xem sub Tiếng Anh hay xem raw (Xem thuần Tiếng Anh, không phụ đề)?

A: Mỗi cách chọn đều phục vụ cho những mục đích khác nhau.

Không thể nói cái nào tốt hơn vì chúng có những ưu nhược điểm riêng.

Phụ đề Tiếng Anh: Điểm cộng: học từ mới, luyện đọc
Điểm trừ: không rèn luyện khả năng nghe thuần, bạn có thể không hiểu được những điều được nói trong audio

Raw:
Điểm cộng: rèn luyện khả năng nghe thuần và cũng đóng góp cho khả năng nói. Bạn sẽ phát hiện thêm được nhiều điều hơn là chỉ xem với phụ đề Tiếng Anh.
Điểm trừ: những từ bạn không biết thì bạn không biết.

Q: Còn subtitle tutor thì sao?

A: Bạn không nên làm điều đó quá nhiều.

Mục đích duy nhất là cung cấp ngữ cảnh cho video.

Sẽ rất chán khi phải xem cùng một tập hai lần.

Không xem tập phim bằng Tiếng Anh sau khi bạn xem nó có phụ đề Tiếng Anh thì chẳng có ích lợi gì.

Và việc sử dụng phụ đề Tiếng Anh mãi không phải là một ý hay.

Nó chỉ giúp cho việc Immersion hiệu quả hơn ngay từ đầu vì nó sẽ tốt hơn khi bạn hiểu những gì đang diễn ra trong video.

Loại bỏ các phần dịch đó và rèn luyện bản thân để có thể hiểu ngôn ngữ là cách để giỏi Tiếng Anh hơn trong tương lai.

Phụ đề Tiếng Anh tốt hơn vì nó giúp mình học những từ thực tế được sử dụng trong phim. (Có rất nhiều từ)

Ngày 7

Giai đoạn: Học cách cân bằng khi mới bắt đầu.

Nhiệm vụ cho ngày hôm nay:

Bước 1. Hoàn thành Anki trong ngày.
Bước 2. 2 video ngữ pháp.
Bước 3. thực hiện Immersion ngôn ngữ (Chi tiết bên dưới)

Tập trung vào một kĩ năng Tiếng Anh cụ thể của bạn (ví dụ: nghe hoặc đọc) là một điều tốt.

Nhưng làm thế nào để có thể quyết định liệu hôm nay là ngày tập trung vào nghe ngay tập trung đọc?

Đối với một người học nâng cao đã có thể đọc sách và hiểu được nhiều thứ thì điều này đã rõ ràng.

Nhưng đối với người mới bắt đầu, sẽ khá khó để có thể chọn.

Cách chọn?

Lật một đồng xu.

Mặt ngửa = Ngày nghe
Mặt sấp = Ngày đọc

Ngày 8

Q: Vậy nhiệm vụ hôm nay là gì?

  1. Anki. Học bộ thẻ Kaishi 1,5k và bộ thẻ RRTK.
  2. Ngữ pháp. Xem 2 video của ngữ pháp.
  3. Immersion.

Q: Immersion...?

Bạn có thể đọc/xem phụ đề Tiếng Anh/nghe thuần hay sử dụng phương pháp subtitle tutor.

Có thể tung xúc xắc hoặc tung đồng xu nếu không chắc hôm nay nên làm gì.

Từ “immerse” có vẻ khá mơ hồ. Xem phim, đọc phụ đề với sử dụng Yomichan đều là Immersion.

Ngày 9

Giai đoạn: Ổn định "Vòng lặp"

Thói quen hàng ngày:

  1. Anki
  2. Ngữ pháp
  3. Immersion

Đây là quá trình cơ bản của phương pháp. Hãy tiếp tục làm những gì bạn đang làm.

Càng nhiều thời gian = càng cải thiện.

Hãy đặt mục tiêu tăng lượng thời gian Immerse lên.

Q: việc tra từ nhiều trong khi đọc là tốt hay xấu?

Đ: Điều này không xấu. Nhưng hãy lưu ý rằng nếu bạn tra quá nhiều từ liên tục, bạn sẽ có nguy cơ kiệt sức và mất hứng thú.

Sự kiên trì và đều đặn hàng ngày là nền tảng của phương pháp này.

Để luôn kiên trì, cần đảm bảo rằng những mục tiêu được đặt ra có thể xử lý và hoàn thành được.

Ngày 10

Thói quen hàng ngày:

  1. Anki
  2. Ngữ pháp
  3. Immersion

Có thể bạn sẽ muốn thử Condensed Audio , đây là một cách giúp phát huy tối đa hiệu quả của việc nghe thụ động.

Nghe thụ động là khi bạn nghe Tiếng Anh trong khi đang làm việc khác.

Trong khi nghe thụ động, sẽ có những lúc bạn chú ý đến Tiếng Anh trong đó.

Hãy coi nó như việc lấp đầy khoảng trống bằng Tiếng Anh.

Hoặc, nghe Tiếng Anh mọi lúc có thể.

Phần âm thanh cô đọng (Condensed audio) sẽ loại bỏ các phần không phải lời nói trong âm thanh, giúp việc nghe hiệu quả hơn.

Nếu bạn có tai nghe không dây, việc nghe mọi lúc sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Ngày 11

Thói quen hàng ngày: 1. Anki 2. Ngữ pháp 3. Immersion

Q: Có cần PHẢI thực hiện tất cả các những việc hàng ngày theo đúng thứ tự?

A: Chắc chắn là không

Bạn thậm chí có thể thực hiện Immersion trước tiên, hoặc ngữ pháp đầu tiên, hoặc thậm chí Anki vào cuối ngày. Đây là nơi mà mọi người lựa chọn theo thứ mình muốn học và thứ phù hợp hơn với mình.

Lưu ý: Đừng quên hoàn thành Anki hàng ngày.

Ngày 12

Thói quen hàng ngày:

  1. Anki
  2. Ngữ pháp
  3. Immersion

Một ngày thực hiện Immersion nữa. Có lẽ ngày thứ 12 là ngày mình xem MyLittlePony.

Q: Có thể nghe đi nghe lại cùng một thứ không?

Đ: Hoàn toàn được. Nhưng nếu nó quá chán thì hãy chuyển sang nội dung mới.

Nghe đi nghe lại cùng một nội dung có nhiều lợi ích nhưng nó sẽ khá chán và có thể mình cũng sẽ bỏ lỡ cơ hội nghe những điều mới mẻ và hữu ích.

Ngày 13

Thói quen hàng ngày:

  1. Anki
  2. Ngữ pháp
  3. Immersion

Đây là một thử thách dành cho bạn.

Hãy để hôm nay là ngày luyện đọc.

Tra 25 từ trong bài luyện đọc phim với phụ đề Tiếng Anh.

Ngày 14

Chào mừng đồng chí đã đến cửa ải tiếp theo

Giai đoạn mới bắt đầu luôn là phần khó nhất khi học bất kỳ ngôn ngữ nào và mọi thứ sẽ chỉ trở nên dễ dàng hơn khi bạn học lâu hơn và nhiều hơn.

Với nhiều thời gian dành cho việc thực hiện các phương pháp phù hợp, bạn chắc chắn sẽ tiến bộ.

Bạn có thể nghi ngờ về tác dụng thực sự của phương pháp này, sau đây sẽ là giải giải thích.

Anki, ngữ pháptra từ là những việc giúp nâng cao kiến thức ngôn ngữ.

luyện lập ngheđọc là khi bạn áp dụng kiến thức thông qua việc tiếp xúc với cách người bản xứ sử dụng những phần ngôn ngữ này.

Phương pháp subtitle tutor để nâng cao khả năng hiểu của bạn trong quá trình nghe bằng cách cung cấp cho bạn ngữ cảnh của những gì đang được nói thông qua phụ đề Tiếng Việt.

Việc nghe với phụ đề Tiếng Anh giúp bạn: liên kết từ vựng và cách phát âm, hiểu thêm những từ đang được nói và giúp bạn dễ đọc hơn.

Việc Thực hành nghe thuần (không có phụ) là nơi bạn xây dựng mô hình về cách ngôn ngữ thực sự được nghe. Lý do chính cho điều này là để có được phát âm tốt và khả năng nghe được những từ đã biết. Nghe không rõ ràng như đọc, nó có thể rất nhanh và khó theo kịp. Bằng cách làm quen với việc nghe thuần, bạn có thể rèn luyện bản thân để nghe những điều không rõ ràng này tốt hơn.

Khi khả năng nghe thuần (raw listening Immersion) của bạn đã trở nên tốt hơn và bạn có thể hiểu được, việc nghe thuần hàng loạt (mass raw listening) là cách duy nhất để trở nên thành thạo.

Việc nghe thụ động của bạn sẽ lấp đầy những khoảng trống khi bạn không học Tiếng Anh một cách chủ động

Giai đoạn: Thử thách đọc [X]

Q: Cần phải làm gì từ hôm nay cho đến ngày thứ 30?

Như mọi khi, bạn sẽ cần chạy Anki và hoàn thành các bài ngữ pháp hàng ngày.

Việc Immersion sẽ trở nên... phức tạp hơn một chút.

Bạn sẽ cần phải cân bằng giữa việc đọc bộ Manga trên và việc immerse như thường lệ.

Dồn mọi thứ vào cùng một ngày có lẽ hơi quá khó với bạn

Có thể luyện đọc bằng Yotsubato! thay vì đọc phụ đề Tiếng Anh. Không nhất thiết phải đọc phụ đề nếu mình không muốn.

Mẹo tra từ: Trang tìm kiếm Yomichan

Bạn có thể sử dụng Yomichan để tìm kiếm từ bằng cách gõ hoặc sao chép và dán từ vào ô tìm kiếm.

Bạn sẽ cần sử dụng trang tìm kiếm Yomichan để tra cứu các từ từ Trình trợ giúp đọc Yotsubato của mình.

Bạn có thể truy cập trang tìm kiếm bằng cách chọn biểu tượng Yomichan trên thanh công cụ tiện ích mở rộng của trình duyệt, sau đó chọn biểu tượng kính lúp. Hoặc sử dụng tổ hợp phím tắt AltIns

Q: Tra cứu từng từ hay dùng xúc xắc để quyết định số lượng?

A: Bạn nên tra cứu càng nhiều càng tốt.

Q: không hiểu câu này?

Đừng lo lắng nếu bạn không hiểu một câu bất kì. Bạn không hiểu vì nó không phải là kiểu câu i+1 (Chỉ có 1 thành phần trong câu mà bạn chưa hiểu hoặc biết rõ). Càng đọc nhiều hơn, sẽ càng có nhiều câu i+1 xuất hiện hơn. Và khi đọc, tra cứu từ và hiểu được các câu i+1, độ hiệu (comprehension) Tiếng Anh sẽ tăng lên.

Và khi đọc đủ, bạn sẽ có thể quay lại những câu khó trước đó và có thể hiểu câu đấy tốt hơn một chút. Nói cách khác, chỉ có thể học cách hiểu được một câu khi đọc nhiều hơn

Nhắc nhỏ: Học cách đọc trong nhiều giờ và khiến việc đọc bớt chán.

Sử dụng các "hộp thời gian" (Timeboxing)

Pomodoro

Pomodoro: Tập trung vào một nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 25 phút) cho đến khi đồng hồ reo, sau đó nghỉ ngơi trong 5 phút. Hết 5 phút lại quay lại tập trung tiếp.

Sử dụng trang Pomodoro này: https://pomofocus.io/

Bạn nên giảm thời gian xuống còn 15 phút nếu bạn thấy 25 phút quá dài.

Xúc xắc 20 mặt

Trong một số ngày nhất định, với những ai không muốn đọc quá lâu thì có thể tung xúc xắc 20 mặt để quyết định thời lượng đọc (phút).

Đổ xúc xắc 20 mặt

Hoặc bạn có thể sử dụng xúc xắc 20 mặt để quyết định xem bạn sẽ đọc bao nhiêu phút giữa các tập phim!

Đọc lướt/Bỏ qua

Việc đọc ở đây không phải là đọc hết nội dung trong sách.

Bạn cần học cách bỏ qua và đọc lướt những thứ bạn không quan tâm/khiến bạn thấy phiền, v.v.

Luôn có thể quay lại phần "khiến bạn thấy phiền" đó sau khi đã đọc xong những đoạn hay (Nếu bạn muốn).

Nghỉ giải lao!

Hãy nghỉ giải lao nếu thấy mệt.

Ngày 15 đến ngày 30: Học Tiếng Anh hàng ngày và Immersion!

Cho đến ngày thứ 30, những gì cần làm bao gồm:

  • Anki
  • Học ngữ pháp.
  • Immersion = (xem phim không phụ đề, sử dụng "subtitle tutor", nghe thụ động, sử dụng phụ đề Tiếng Anh)

Chỉ có vậy thôi và sẽ tiếp tục trong vài tuần tới.

Q: Trong thời gian này mình có thể đọc và xem những thứ khác mà không được đề cập trong đây không?

Được, vì đấy mới chính là những gì mà phương pháp này hướng tới.

Đọc những gì bạn thích xem!

Xem những gì bạn thích đọc!

Hướng dẫn học này (UsagiSpoon) chỉ thay bạn quyết định một số phần.

Q: Lối sống lý tưởng theo kiểu UsagiSpoon là gì?

A: https://www.youtube.com/watch?v=r5Qxr8OGkaA

Ngày 31 trở đi: Sau UsagiSpoon?

Giờ đây, bạn đã có đủ nền tảng để tự mình tiếp tục học tập.

Có một số “nhiệm vụ học Tiếng Anh” cho bạn đây. Không có giới hạn thời gian cho những nhiệm vụ này. Với một số nhiệm vụ khác có thể sẽ cần đến đến vài tháng hoặc vài năm. Tuy vậy, vẫn nên hoàn thành chúng.

  • Hoàn thành bộ thẻ 1700 Từ vựng cơ bản
  • Hoàn thành hướng dẫn ngữ pháp trong lộ trình
  • Học tất cả ngữ pháp Tiếng Anh từ "Handbook of English Grammar". Có thể sử dụng bộ thẻ Anki (Đang làm)
  • Bắt đầu đọc những nội dung dài hơn, như sách hoặc tiểu thuyết bằng Tiếng Anh chẳng hạn. Lên Discord Tự luyện Tiếng Anh và tham gia CLB Sách để giao lưu với những người có cùng sở thích.
  • Rèn luyện khả năng nhận biết và đọc số Tiếng Anh của bạn với tài nguyên này: Thực hành số Tiếng Anh.
  • Tạo một bộ thẻ Anki mining và thực hành sentence mining sau khi hoàn thành bộ thẻ 1700 Từ vựng cơ bản.
  • Hoàn thành một quyển sách trong khoảng 6 tháng sau.
  • Hãy thử sử dụng từ điển đơn ngữ sau khi đọc xong một quyển sách.
  • Tăng số giờ Immersion của bạn.