Skip to content

Một hướng dẫn học Tiếng Anh

Nguồn

Bài viết này được dịch từ bài Japanese Guide và đã hiệu đính lại để phù hợp với những người học Tiếng Anh

1.1 Nhiều người học Tiếng Anh "thất bại" là do đâu?

Có một số lượng không nhỏ những người bắt đầu học Tiếng Anh để có thể trải nghiệm nội dung bằng Tiếng Anh hoặc để nói Tiếng Anh giỏi hơn và các mục tiêu tương tự. Tuy nhiên, cũng không ít người dù sau nhiều năm học tập vẫn không thể đạt được mục tiêu. Do việc học Tiếng Anh quá khó? Hay do chưa đủ chăm?

Có lẽ vấn đề không phải nằm ở họ, mà là ở phương pháp. Trong việc học ngôn ngữ, phương pháp học của bạn tạo ra sự khác biệt rất lớn trong khả năng tiến bộ.

Thực ra, khó có thể đạt được những mục tiêu như vậy chỉ với các phương pháp học Tiếng Anh "truyền thống". Nhiều người thất bại vì thiếu vào một phần quan trọng, Immersion, trong quá trình học tập. Immersion để chỉ việc nghe hoặc đọc nội dung bản địa dành cho người bản ngữ. Ví dụ: Phim Mỹ là Tiếng Anh không có phụ đề nên khi xem phim theo cách này (Không sử dụng phụ đề), thì đó là Immersion.

1.2 Vấn đề với phương pháp truyền thống

Học Tiếng Anh theo phương pháp học "truyền thống" thì nó thường sẽ kiểu như này:

  • Học bảng chữ cái (Có những chữ cái có và không có như ở Tiếng Việt, và phát âm cũng khác nữa).
  • Học các câu cơ bản như câu chào hỏi, tự giới thiệu.
  • Học cấu trúc ngữ pháp và từ vựng cơ bản.
  • Nghĩ ra câu bằng cách trò chuyện với giáo viên hoặc bạn học hoặc bằng cách viết.
  • Dịch các câu ví dụ từ tiếng mẹ đẻ sang ngôn ngữ đích (TL - Target Language, ở đây là Tiếng Anh) và ngược lại.
  • Tra cứu thêm tài liệu về cấu trúc ngữ pháp và từ vựng trong sách giáo khoa hoặc xem video YouTube
  • Thực hành hội thoại sử dụng kiến ​​thức đã học.
  • Tích lũy thêm nhiều cấu trúc từ vựng và ngữ pháp và lấy chúng làm thước đo cho sự tiến bộ của bản thân
  • Và cuối cùng là đến giai đoạn cuối, chuyển đến sống hoặc đi du lịch tới các nước nói Tiếng Anh với hy vọng có cơ hội rèn luyện kỹ năng của mình.

Bản thân những điều này không có gì là xấu, thực tế việc học như vậy là ổn, nhưng chưa đủ để giúp bạn đạt được trình độ cao. Vấn đề là những người học thuộc nhóm trên không thực sự tương tác với ngôn ngữ thực - nghĩa là gì?

Một cạm bẫy thường thấy ở nhiều người học là sử dụng tài liệu học quá lâu.

Họ muốn chắc mình phải biết rất rõ phần kiến thức đấy. Họ không muốn thực hiện Immersion vì chưa cảm thấy thoải mái, "sẵn sàng". Tuy nhiên, cần ngừng sử dụng tài liệu cho người mới bắt đầu càng sớm càng tốt vì trên thực tế, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy sẵn sàng nếu không bắt đầu tiếp xúc với ngôn ngữ thực tế và làm quen với nó.

Chủ nghĩa cầu toàn có thể là con dao hai lưỡi trong việc học ngôn ngữ. Tốn quá nhiều thời gian và công sức mà không đạt được nhiều kết quả, cố ghi nhớ từng chi tiết nhỏ nhất của những thứ không thực sự quan trọng trong cả quá trình học dài đấy.

Học một ngôn ngữ cũng giống như leo lên một ngọn núi. Hoàn toàn có thể leo núi mà không cần bất cứ thứ gì hỗ trợ dù sẽ phải rất vất vả và cần nhiều kiên trì với nỗ lực. Học theo cách "truyền thống" chẳng khác gì làm dây thừng để leo núi dễ hơn, nhưng chỉ làm dây thừng thì vẫn chưa hoàn thành việc leo núi. Cuối cùng thì vẫn sẽ phải leo lên nó, bởi vì dù có thêm bao nhiêu dây để leo núi thì việc thực hiện vẫn sẽ tốn nhiều thời gian và công sức.

1.3 Quy mô của ngôn ngữ

Ngôn ngữ thực sự quá rộng lớn. Có quá nhiều thứ vượt xa ranh giới trong một lớp học hoặc phương pháp dạy theo kiểu A is B hoặc A does B. Để thành thạo một ngôn ngữ ở cấp độ cao cần một lượng lớn đọcnghe nội dung ngôn ngữ đích.

Không dễ để hiểu tại sao họ lại dùng từ đó trong ngữ cảnh này, hoặc từ này thay vì từ kia. Điều này tạo ra một rào cản rất lớn, vì không thể chỉ học ngữ pháp và từ vựng mà có thể đạt được trình độ như người bản ngữ.

Nếu không có những trải nghiệm cần thiết, việc cố gắng tự tạo câu ở ngôn ngữ mục tiêu thường khiến cho cách diễn đạt trở lên thiếu tự nhiên hoặc khó hiểu. Thêm nữa, việc không hiểu hoặc chưa hiểu rõ cách người bản ngữ sử dụng ngôn ngữ của họ khiến việc hiểu họ trở nên khó khăn hơn rất nhiều do không quen với cách diễn đạt bên ngoài phạm vi của tài liệu học tập.

Đây là lý do tại sao trong việc học ngoại ngữ cần có "Immersion" - đọc và nghe những gì người bản ngữ viết và nói.

Học ngôn ngữ là một quá trình ghi nhớ các thành phần trong vô thức thông qua Comprehensible Input. Điều này có nghĩa là, khi bạn hiểu điều gì đó (comprehensible) trong quá trình Immersion, bộ não của bạn sẽ vô thức lưu mẫu (pattern) đó vào để có thể sử dụng trong tương lai. Việc bạn có thể đọc hướng dẫn này một cách không hề khó khăn nhờ vào việc bạn đã có rất nhiều kinh nghiệm đọc Tiếng Anh trước đây (Bài viết gốc viết bằng Tiếng Anh) nên khi đọc hướng dẫn này, bộ não sẽ kiểu "Ê mày, có mẫu số 234 được sử dụng với mẫu số 82 và mẫu số 10 kìa".

Và vì bạn đã có thể đọc Tiếng Anh thành thạo nên đọc được hướng dẫn này không hề khó khăn với bạn. Bạn có thể hiểu các từ trong những câu này. Bạn có thể hiểu những gì liên kết các câu lại với nhau. Bạn thậm chí có thể hiểu thêm về tông giọng và mức độ trang trọng (formal) trong bài viết này của mình. Tất cả đều nhờ bộ não của bạn lưu lại ngữ cảnh và các thông tin khác của tất cả các mẫu câu mà bạn đã gặp.

Tại sao lại không nói về "biết ngữ pháp" hay "nhớ từ vựng"? Bởi đây không phải là cách xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Một số người đọc thậm chí có thể không phải là người nói Tiếng Anh bản ngữ và có thể đã từng học ngữ pháp Tiếng Anh trước đó, nhưng tỉ lệ cao là họ không thực sự "chủ động suy nghĩ" về ngữ pháp khi tiếp xúc với Tiếng Anh hàng ngày.

1.4 Chấp nhận sự mù mờ

Trong việc học ngôn ngữ và trong bất cứ lĩnh vực nào đòi hỏi kỹ năng, bạn sẽ luôn gặp khó khăn trong một thời gian dài cho đến khi bạn tiến bộ hơn. Như đã nói ở trên, nhiều người học (mình cũng đã từng như vậy) cứ cố gắng học thật tốt một thứ gì đó trước khi sử dụng thực tế.

Ví dụ, một người học có thể gặp vấn đề khi cố học một cấu trúc ngữ pháp nào đó quá lâu và không chuyển sang những nội dung khác mà họ nên học.

↑ Đây là điều chúng ta muốn tránh.

Phải biết buông bỏ và bắt tay vào làm những gì chúng ta thực sự cần làm.

Đúng, sẽ khó có thể hiểu hết quyển tiểu thuyết hay một bộ phim (dài tập) đó ngay lần đầu (đương nhiên là cần nhiều hơn một lần rồi). Cần tới lần thứ ba, thứ tư, thứ năm và thậm chí thứ sáu để có thể học được điều gì đó.

1.5 "Immersion" là cái gì?

Immersion là khi bạn tương tác với nội dung tự nhiên bằng ngôn ngữ mục tiêu. Điều này có nghĩa là nội dung KHÔNG hề được làm hoặc chọn lọc kỹ càng cho người học. Nội dung mà người bản ngữ của ngôn ngữ đó sẽ tiêu thụ.

Nếu bạn là người học Tiếng Anh (bài viết gốc được viết bằng Tiếng Anh), việc đọc hướng dẫn này ngay bây giờ sẽ được tính là bạn đang "thực hành Immersion trong Tiếng Anh", bởi vì hướng dẫn này không hề được đơn giản hóa hay giúp cho người học Tiếng Anh. Nó được viết cho những người nói Tiếng Anh ở mức độ bản ngữ/thành thạo.

Vì vậy, khi bạn nghe hoặc đọc nội dung Tiếng Anh mà người Nhật cũng thường sử dụng, bạn đang thực hành Immersion

Theo thuật ngữ thì được gọi là Input, nhưng mình thích dùng Immersion hơn.

1.6 Cách tiếp cận "từ trên xuống" (top-down) trong việc học

Cần phải học cách chấp nhận sự mù mờ khi học một ngôn ngữ.

Nó khác hoàn toàn so với cách học ở trường lớp, nơi được tuyên dương dựa trên thành tích học và được xếp loại thông qua các tiêu chí hoặc các kỳ thi.

Những người học ở trên dễ cảm thấy nản vì không hiểu được tất cả hoặc phần nhiều khi tương tác với ngôn ngữ thực tế, cho dù đó là một bộ phim truyền hình, hay một quyển sách hoặc thậm chí chỉ là một cuộc hội thoại bình thường với người bản ngữ. Việc tiếp tục như vậy khi bạn hiểu rất ít nghe có vẻ không hợp lí, nhưng như đã nói ở các phần trước, học một ngôn ngữ cũng giống như nhảy vào hố sâu bất tận vậy (learning a language is like jumping in the deep end).

Điều khiến việc học ngôn ngữ trở nên quá khác biệt so với các môn học ở trường là nó dựa trên việc sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên và thực tế, thứ mà tài liệu học tập không thể truyền tải được.

Vì vậy, cách duy nhất để làm quen với mọi thứ là chấp nhận sự mù mờ (low comprehension), vì càng tương tác với ngôn ngữ nhiều thì sẽ càng tiến bộ hơn.

Chúng ta không chỉ thực hiện Immersion mà không làm gì khác. Cũng cần học những thứ như ngữ pháp và từ vựng. Đồng thời, sử dụng từ điển để học từ trong quá trình Immersion.

2.1 Cách học Tiếng Anh

Quá trình học tập ban đầu

Quá trình học tập mở đầu bao gồm bao gồm:

  • Làm quen với Tiếng Anh và bảng chữ cái.
  • Học từ vựng cơ bản sử dụng Anki.
  • Học ngữ pháp thông qua một trong những hướng dẫn ngữ pháp (Đã được gợi ý bên dưới bài đọc).
  • Bắt đầu Immersion với những nội dung đơn giản và lặp đi lặp lại. Đây là nhiệm vụ cần phần lớn thời gian học của mình.

Bảng chữ cái

Bảng chữ cái tiếng Anh (tiếng Anh: English alphabet) hiện đại là một bảng chữ cái Latinh gồm 26 chữ cái.

Và bảng chữ cái bao gồm phiên âm:

Không cần học cả hai bảng này cũng được. Bạn chỉ cần nhớ rằng các chữ cái có dấu ở trong bảng chữ cái của mình không có trong Tiếng Anh là được (VD: ô, ơ, ư .v.v.).

Bốn chữ cái khác mà có trong bảng chữ cái Tiếng Anh nhưng không có trong bảng chữ cái Tiếng Việt là: f, j, w, z.

Để bắt đầu thì bạn có thể:

Sau đó thử nghe một chút Tiếng Anh

2.2 Học từ vựng

Để hiểu được chữ Kanji và cách chúng được sử dụng cùng nhau trong từ, bạn nên học bộ thẻ từ vựng Anki dành cho người mới bắt đầu. Đây là một bộ thẻ bao gồm khoảng 1700 từ, giúp bạn học những từ Tiếng Anh thông dụng nhất để khởi đầu quá trình học Tiếng Anh của mình.

Cài đặt Anki nhanh

Anki là một phần mềm flashcard được thiết kế để giúp bạn ghi nhớ lượng lớn thông tin, chẳng hạn như từ vựng.

Truy cập vào Trang tải xuống của Anki, và tải phiên bản Anki cho hệ thống của bạn (Windows, MacOS, Linux) và chạy tệp cài đặt.

Khi mở Anki lần đầu tiên bạn sẽ được yêu cầu cài đặt ngôn ngữ hiển thị, hãy đặt theo mặc định (English).

Bộ thẻ dành cho người mới bắt đầu mà mình gợi ý là 1700 từ vựng cơ bản có thể tải xuống thông qua đường dẫn này (là tệp có đuôi .apkg)

Sau khi quá trình tải xuống hoàn tất, hãy thêm bộ thẻ vào Anki bằng cách chọn "Import file" và điều hướng đến chỗ mà bạn đã tải tệp xuống (.apkg) rồi chọn "Import" ở trên cùng bên phải.

Hướng dẫn sử dụng Anki nhanh

Trước khi bắt đầu học, bạn nên thay đổi một số cài đặt. Nhấp vào biểu tượng răng cưa bên cạnh bộ thẻ và tiếp tục Options.

Thay đổi Maximum reviews/day từ 200 ĐẾN 9999. Đừng lo lắng về con số này, số lượng Reviews (Thẻ bạn cần ôn tập trong Anki) của bạn có thể sẽ không bao giờ đạt đến mức cao như vậy, nó chỉ giúp bạn vượt qua giới hạn đánh giá hàng ngày để có trải nghiệm tối ưu.

Đối với New cards/day, 20 có thể hơi quá khó với một số người. Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi học 20 từ mới mỗi ngày, hãy thử giảm xuống 10 hoặc thấp hơn.

Anki giúp bạn ghi nhớ mọi thứ bằng cách kiểm tra khả năng nhớ nội dung ở mặt sau thẻ của bạn. Kiểm tra xem liệu bạn có biết nghĩa và cách đọc từ đó hay không. Mọi thứ khác trên thẻ chỉ để hỗ trợ bạn trong quá trình học.

Hãy nhớ là dù 1700 Từ vựng cơ bản có các câu ví dụ, nó chỉ được thiết kế để dạy những từ đơn lẻ.

Khi thấy một thẻ Anki bạn chưa học (thẻ mới), nên chọn Show Answer để có thể thấy những gì ở mặt sau của thẻ.

Khi đã xem xong nội dung thẻ rồi, hãy nhấn Again (Bằng với việc "Ôn lại"). Với những thẻ tiếp theo, hãy làm tương tự vì đây cũng là thẻ mà bạn thấy lần đầu.

Lần tiếp theo bạn nhìn thấy thẻ đó là khi kiểm tra lại nội dung mặt sau của thẻ. Hãy cố gắng hết sức để nhớ lại nghĩa và cách đọc ở mặt sau thẻ và tự chấm điểm.

Về cơ bản, đây là cách chúng ta học từ vựng ở giai đoạn mới bắt đầu.

Khi bạn đã hoàn thành các thẻ mới trong ngày, hãy nhớ quay lại vào ngày hôm sau để xử lý các Reviews.

2.3 Ngữ pháp

Học ngữ pháp vừa đơn giản lại vừa phức tạp. Ban đầu sẽ khá khó học nhưng quá trình học tập sẽ trở nên dễ dàng hơn khi càng học tiếp. Có rất nhiều tài liệu ngữ pháp, tốt cũng có mà không tốt cũng có. Việc chỉ có một nguồn học ngữ pháp là không đủ cho tất cả mọi người.

Dưới đây là một số hướng dẫn được xếp hạng dựa trên mức độ gợi ý cho tất cả những người mới bắt đầu. Không cần phải học từng hướng dẫn một, chỉ cần chọn một hướng dẫn phù hợp với bản thân.

Đây là thời điểm tốt nhất để bắt đầu Immersion khi bạn đã học được một số cấu trúc ngữ pháp mới. Xem cách áp dụng ngữ pháp đã học vào thực tế sẽ giúp hiểu rõ hơn về chúng.

2.6 Immersion cho beginner

Ở phần 1.3, mình đã nói về Comprehensible Input. Đây là Input mà bạn có thể hiểu được, cứ mỗi vài câu lại có một số mảnh ghép bị thiếu. Với kiểu Immersion này, trong tiềm thức bạn sẽ tự điền thêm vào những phần bạn thấy chưa hiểu bằng cách đoán ý dựa trên ngữ cảnh, đó là điều giúp cho Input trở nên hữu ích cho việc học ngôn ngữ.

Bây giờ bạn có thể đã nhận thấy một vấn đề ở đây. Bạn sẽ làm gì nếu không có nguồn Comprehensible Input? Là người mới bắt đầu hoàn toàn, không có nội dung nào là dễ dàng. Trên thực tế, đây là lý do tại sao mọi người thường lạc lối và bắt đầu đọc từ tài liệu này sang tài liệu khác. Mặc dù Incomprehensible Input cũng có những tác dụng nhất định và hỗ trợ cho việc học, nhưng sẽ rất khó để có thể vượt qua rào cản ban đầu ấy.

Việc không hiểu được nội dung mình muốn tiêu thụ khá khó chịu, trừ khi bạn có một hướng tư duy cụ thể về nó - cảm thấy vui khi biết rằng mình đang tiến bộ dần dần kể cả khi khó có thể thấy một cách rõ rệt. Tuy nhiên, để duy trì tư duy này mọi lúc không hề dễ dàng, không nên dựa vào nó để làm động lực thúc đẩy cho sự kiên trì trong học tập - chìa khóa số một để thành thạo bất kỳ kỹ năng nào.

Vậy làm cách nào để không phải cảm thấy áp lực khi phải tiêu thụ các nội dung khó hiểu?

Chọn những gì bạn thích. Media thực sự khá giải trí vì nhiều lý do khác nhau khác ngoài việc học ngôn ngữ. Bằng cách chọn Media có tính giải trí, thư giãn và có giá trị cao bất kể Level ngôn ngữ nào, chúng ta có thể duy trì liên kết của bản thân với ngôn ngữ và có động lực để tiếp tục thực hiện Immersion. Và dần dần, khi trải nghiệm ngôn ngữ phát triển, chúng ta sẽ thấy mình hiểu nhiều hơn và mục tiêu từng tưởng chừng như không thể đó là tìm Comprehensible Input giờ đây đã trở thành một điều hiển nhiên, với mục tiêu mới là tiếp tục tìm những nội dung khó hơn để thúc đẩy bản thân tiếp tục học.

2.7 Cách Immersion

Đọc & Từ điển

Để giúp cho việc đọc Tiếng Anh trở lên dễ dàng hơn thì có thể Yomitan trên trình duyệt. Đọc hướng dẫn tải xuống thông qua đường dẫn này

Lựa chọn nội dung Immersion

Chọn bất cứ nội dung gì bạn muốn. Nó có thể là phim, drama, tiểu thuyết, game hoặc YouTube.

Nếu bạn không nghĩ được gì để xem thì bạn có thể xem English Media Recommendation. Chỉ cần bạn thích bất cứ thứ gì bạn chọn để Immersion.

Cách để thực hiện Listening Immersion

Chúng ta không muốn suy nghĩ quá nhiều về mọi thứ khi đang nghe. Thả mình theo dòng chảy (flow) cho đến khi bạn nghe thấy thứ mà bạn muốn tra.

Có một số cấp độ nhất định khi nghe. Cấp độ một sẽ là nghe free-flow, nghe theo flow mà không tra từ. Cấp độ hai sẽ là tra những phần bạn muốn tra nhưng vẫn để bài listening chạy. Cấp độ ba sẽ dừng ở mỗi từ chưa biết và tra.

Ở giai đoạn sơ cấp đến trung cấp, kỹ năng nghe hoàn toàn nằm ở cấp độ một và cấp độ hai. Đừng suy nghĩ quá nhiều về điều đó và hãy để ý tất cả những cơ hội nhỏ mà bạn bắt được trong khi nghe.

Nghe chủ động và thụ động

Nghe chủ động là khi bạn tập trung hoàn toàn vào việc nghe của mình. Bạn đang thực hiện Immersion tất cả các khía cạnh của nó như là nhìn vào màn hình và xem phim. Đây là kiểu nghe có lợi nhất.

Nghe thụ động là khi bạn làm việc khác và nghe ở chế độ nền. Điều này giúp ích khi bạn thỉnh thoảng nghe phần nghe của mình trong những khoảnh khắc ngắn ngủi, nó có thể mang lại lợi ích to lớn cho bạn nếu bạn có lối sống bận rộn. mình thực sự khuyên bạn nên thực hành thực hiện Immersion thụ động để lấp đầy những khoảng trống mà bạn thường không học Tiếng Anh trong lúc đó.

Làm thế nào để thực hành Immersion với việc đọc

Ngược lại với việc nghe, đọc là một cách tiếp cận đòi hỏi "phân tích" và cần nhiều thời gian. Bạn có thể dành bao nhiêu thời gian tùy thích để đọc câu và tra cứu từ. Vòng lặp quy trình về cơ bản là đọc → tra từ → phản ứng (reaction) → đọc thêm → tra từ → (lặp lại). Lúc đầu, điều này có vẻ giống như việc bạn tự đập đầu mình vào tường, nhưng đây thực sự chỉ là cách mà bạn xây dựng khả năng đọc.

Tỷ lệ lý tưởng giữa nghe và đọc

Ở giai đoạn đầu, bạn nên theo tỷ lệ nghe và đọc là 7:3. Do nghe là hình thức tự nhiên nhất của ngôn ngữ, vì vậy mình tin rằng việc ưu tiên nó là điều cần thiết để khiến bộ não của bạn xử lý Tiếng Anh một cách tự nhiên hơn.

Bạn có thể bắt đầu giảm thời lượng nghe xuống theo tỷ lệ đều 5:5 khi Tiếng Anh của bạn đã tốt hơn.

2.8 Vòng lặp học tập của người mới bắt đầu

Cách làm sai

Cách học sai

Học bảng chữ cái, sau đó học TẤT CẢ 1700 từ trong bộ thẻ cơ bản, sau đó học TẤT CẢ ngữ pháp trước khi bạn thử Immersion lần đầu tiên..

Đây là một cách học tệ. Cần thực hiện mỗi thứ một chút mỗi ngày.

Cách làm đúng

Khi bạn mới bắt đầu học, bạn nên thử bằng xem thứ gì đó bằng Tiếng Anh mà không có phụ đề để xây dựng tinh thần Immersion. Nó có thể là bất cứ điều gì bạn thích và bạn không cần phải hiểu bất cứ điều gì.

Sau đó bạn nên học từ vựng và ngữ pháp cùng một lúc. Bạn nghĩ thế nào về việc học 10 từ mới và học 2 cấu trúc ngữ pháp mỗi ngày? Và trong cùng ngày đó, hãy thực hiện Immersion nhiều hơn.

Mình nên thực hành Immersion bao lâu mỗi ngày?

Mình khuyên bạn nên dành khoảng 1 giờ đến 2 giờ khi bạn mới bắt đầu thực hành Immersion. Bạn hoàn toàn có thể dành nhiều thời gian hơn thế và bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn khi thực hiện Immersion nhiều hơn mỗi ngày.

3.1 Về nói và viết (Output)

Mọi người thường có quan niệm sai lầm rằng việc tập nói nhiều là cách cải thiện khả năng ngôn ngữ, nhưng thực tế không phải vậy, vì "Input" mà chúng ta có được từ việc nghe và thấy người bản ngữ sử dụng ngôn ngữ mới thực sự hữu ích. Mặc dù đầu ra (Output) không trực tiếp cải thiện trình độ ngôn ngữ của bạn, nhưng việc luyện tập đầu ra vẫn khá quan trọng, cho dù đó là bằng cách nhắn tin hay tập nói, bởi vì Input và đầu ra luôn song hành với nhau. Việc thực hiện đầu ra một cách hiệu quả buộc bộ não của bạn phải đảm bảo rằng nó hiểu chính xác những từ bạn đang nghe và trong tiềm thức, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm cơ hội để có thể sử dụng những gì bạn nghe được trong khối lượng Input đó.

Nạp Input thường xuyên song song với việc output thường xuyên.

Trái lại với những gì mà nhiều phương pháp học tập dựa trên Immersion nói, mình không tin rằng việc không thực hiện output của bạn cho đến khi bạn "thực sự giỏi" là một điều tốt vì những lý do như "nói sai sẽ hủy hoại Tiếng Anh của mình". Điều này khiến bạn bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để tiếp thu những thứ sẽ sử dụng trong việc output của mình sớm hơn và khiến bạn mang trong mình chủ nghĩa hoàn hảo "độc hại", trở nên quá "bảo vệ" (protective) Tiếng Anh của mình.

3.2 Phát âm

Nghe nhiều hơn để có một phát âm tự nhiên và giống người nói Tiếng Anh bản ngữ nhất.

Những người học muốn tiến xa hơn có thể thử học IPA, lý tưởng nhất là càng sớm càng tốt.

3.3 Các cột mốc trong quá trình học.

Mình đang nghĩ đến việc viết phần cột mốc để giúp bạn theo dỗi được quá trình học của mình.

3.4 Kết thúc hướng dẫn: giai đoạn sau và hơn thế nữa

Thực sự không có gì khác trong quá trình học tập ngoài việc thực hiện Immersion thật nhiều và học từ và ngữ pháp. Bạn thực sự có thể thông thạo Tiếng Anh bằng phương pháp này. Nhưng có một điều sẽ thay đổi khi bạn không còn ở giai đoạn mới bắt đầu.

Việc học từ vựng với Anki sẽ trở nên cá nhân hóa hơn nhiều vì bạn sẽ tự làm những thẻ của mình từ những từ mình tìm được trong quá trình học, được gọi là mining. Bạn có thể đọc Hướng dẫn mining. Mining về cơ bản sẽ trở thành phần cốt lõi của việc học Tiếng Anh.

Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã dành thời gian đọc hướng dẫn này. Chúc bạn may mắn trên hành trình học Tiếng Anh của mình!

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, bạn có thể hỏi trên kênh Discord của chúng mình.

Tham gia Discord