Skip to content

Bắt đầu việc đọc Tiếng Anh

Để giỏi Tiếng Anh hơn, đọc gần như là cách hiệu quả nhất.

Đọc nhiều hơn thường là lời khuyên đầu tiên mà những người học Tiếng Anh ở trình độ cao gợi ý bất kỳ người mới bắt đầu nào.

Bài viết cho bạn những lời khuyên và xàm về những lo lắng mà bạn có thể gặp phải khi đọc.

Mẹo đọc

Chưa biết gì cả

Hãy đọc bài lộ trình tự học và xây dựng thói quen học Tiếng Anh trong 30 ngày

Mình chỉ mới bắt đầu, mình nên làm gì?

Có thể ý của bạn là: "Mình đã học Tiếng Anh được một thời gian bằng phương pháp [x] và giờ nếu mình muốn bắt đầu đọc thì mình nên làm gì?". Hãy đọc bài viết này cho đến hết.

Đọc một quyển sách về một thứ gì đó bạn đã thấy.

Bạn có biết nhiều người trở thành những người đọc vì họ đọc sách của một bộ phim họ yêu thích hay đại loại vậy không? Bạn có thể áp dụng chiến lược tương tự cho Tiếng Anh. Đây cũng chính là chiến lược được gợi ý khi mới bắt đầu tập đọc.

Combo đọc sách trên trình duyệt

Bộ ba thần thánh dành cho những người thích đọc tiểu thuyết, LN, WN, sách bằng Tiếng Anh.

Pomodoro / Timeboxing

Phương pháp Pomodoro yêu cầu bạn tập trung vào một nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 25 phút), sau đó đồng hồ sẽ đổ chuông và bạn nghỉ giải lao ngắn (5 phút). Vì vậy, bạn sẽ đọc trong 25 phút.

Nghe thì có vẻ không nhiều nhưng thực ra đây là một phương pháp rất hữu ích. Mình thường uống nước, đứng dậy hoặc đi lại trong giờ giải lao; nó giúp bạn tỉnh táo khi tiếp tục đọc.

Cài đặt mặc định là 25 phút tập trung, nghỉ ngắn trong 5 phút và nghỉ dài trong 15 phút.

Nếu 25 phút là quá nhiều thì có thể chọn 20 phút .

Biến việc đọc thành thói quen - từng bước một

Bạn không thể trở thành siêu mọt sách với tốc độ đọc siêu nhanh chỉ sau một ngày được. Bạn cần biến việc đọc thành thói quen; đọc với số lượng mà bạn có thể thực hiện được mỗi ngày.

Và theo thời gian, khi bạn làm điều này hàng ngày, nó sẽ trở thành thói quen, và bạn có thể cảm thấy muốn đọc mà không cần nghĩ rằng “đã đến lúc cải thiện Tiếng Anh của mình”, bởi vì việc đọc hàng ngày sẽ trở thành một thói quen của bạn

Đặt mục tiêu cho bản thân mỗi ngày

Đặt cho mình một mục tiêu mà bạn có thể đạt được hàng ngày là một cách tuyệt vời để duy trì động lực đọc sách mỗi ngày.

Hãy cố gắng tìm cho mình một mục tiêu cụ thể.

Hãy đọc trong khoảng thời gian mà bạn sẵn sàng đọc trong ngày, sau đó thử xem bạn đã đọc được bao nhiêu ký tự (nếu là tiểu thuyết digital hoặc Visual Novel) hoặc số trang (nếu là manga hoặc tiểu thuyết).

Sau đó lấy số lượng ký tự hoặc trang đó và tăng nó lên một chút (làm tròn nó lên, chắc vậy) và lấy đó làm mục tiêu đọc hàng ngày.

Sự hữu ích của việc học ngữ pháp.

Việc học ngữ pháp rất hữu ích cho việc đọc.

Nếu bạn chưa học ngữ pháp nhiều và chưa biết hết các cấu trúc ngữ pháp "cơ bản" (Giáo trình nào bạn thích: Grammar In Use, Destination) thì bạn nên học hết. Nhưng không phải là “học ngữ pháp xong rồi mới bắt đầu đọc” mà là, “học ngữ pháp để cải thiện khả năng đọc, điều mà bạn nên làm, có lẽ là ngay bây giờ”

Bạn hãy xem

Nghe này, mình không quan tâm liệu ngữ pháp trong sách có phải là “ngữ pháp thực sự” hay không.

Chúng rất hữu ích vì chúng là những cụm từ và cấu trúc mà không thực sự có ý nghĩa rõ ràng khi đứng một mình, và bạn có thể sẽ bỏ qua chúng khi thực hiện Immersion.

Việc học ngữ pháp như trên hoàn toàn là một lựa chọn ĐÚNG.

Nếu bạn chưa hiểu được từ điển đơn ngữ, hãy vẫn giữ chúng vì nếu bạn gặp khó khăn trong việc hiểu ý nghĩa thực sự của một từ thì từ điển đơn ngữ sẽ giúp bạn.

Song ngữ và đơn ngữ: Sự khác nhau giữa "không biết cái gì đang diễn ra" và "thực sự hiểu"?

Trong nhiều trường hợp, đúng là có sự khác nhau. Các định nghĩa song ngữ đôi khi quá mơ hồ, vì vậy tốt nhất bạn nên sử dụng thêm cả từ điển đơn ngữ nữa.

Lo âu khi đọc

Nên tra cứu bao nhiêu từ?

Mình không biết vì mình đã tra mọi thứ ngay từ đầu và có lẽ nó ổn?

Yomitan khiến cho việc tra từ trong lúc đọc trở nên vô cùng dễ dàng.

Nếu mình phải copy từ rồi chuyển qua các trang hay ứng dụng bên ngoài khác hay viết ra từ đó hoặc thậm chí tệ hơn, sử dụng từ điển giấy thì chắc chắn sẽ không tra được nhiều từ.

Nhưng BẠN đang sống vào thời đại 4.0. BẠN có Yomitan. Hãy tận dụng nó.

Cài đặt từ điển hiển thị độ phổ biến của từ để bạn có thể xem những từ nào thực sự phổ biến (Các danh sách đo độ phổ biến của từ chỉ mang tính chất ước lượng).

Tốc độ đọc

Bạn chỉ đọc nhanh hơn bằng cách đọc nhiều hơn.

Bạn chỉ có thể đọc với tốc độ bạn đang đọc hiện tại bởi vì đó là tốc độ mà một người nào đó, người đã đọc số lượng và tài liệu bạn có, sẽ đọc trong một tình huống hoàn toàn bình thường.

Mẹo đọc

Cách tốt nhất để tăng tốc độ đọc của bạn là đọc nhiều hơn.

Nhưng hãy để mình giải thích điều kỳ diệu về điều này cũng như chính tốc độ đọc.

Tốc độ đọc là khả năng hiểu. Khi bạn đọc nhiều hơn, bạn sẽ hiểu nhiều hơn. Đừng lo về tốc độ đọc nếu bạn chưa hiểu nhiều/biết tất cả các từ trong hầu hết các cuốn sách.

Hỏi: Có nên đọc nhiều fantasy novel để cải thiện tốc độ đọc Wikipedia không?

Trả lời: Không. Cần có chuyên môn để đọc nhanh hơn.

Mình đã nhìn vào câu/đoạn văn/từ này rất lâu và không hiểu nổi nó có nghĩa gì.

Giải pháp? Điều cần làm đầu tiên là tra từ và ngữ pháp được sử dụng trong câu, đồng thời tham khảo ngữ cảnh (đọc các dòng trước).

Thực hiện điều trên rồi mà vẫn không hiểu được câu? Câu trả lời đơn giản là hãy đọc nhiều hơn. Bởi vì việc hiểu là một quá trình diễn ra từ từ. Yếu tố comprehending/understanding rộng hơn nhiều so với chỉ “biết từ” và “học ngữ pháp”. Khi đọc nhiều hơn, bạn sẽ thấy các từ được sử dụng trong rất nhiều ngữ cảnh khác nhau. Và thông qua việc tiếp xúc với những từ này trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, bạn sẽ học được cách hiểu nhiều câu hơn.

Dù không muốn thừa nhận nhưng vẫn có một cách khác để rèn luyện khả năng hiểu là phân tích câu bằng cách tham khảo các cấu trúc ngữ pháp, định nghĩa từ điển, câu ví dụ, câu trả lời trên HiNative hoặc các diễn đàn Tiếng Anh. Nếu bạn có đủ động lực để làm tất cả những điều đó, thì được thôi, cũng không đến nỗi tệ, nhưng đồng thời, không thể nào bạn không tiến bộ bằng cách đọc nhiều hơn, vì vậy mình muốn nói rằng quyết định này hoàn toàn nằm ở bạn. Có lẽ học cách cân bằng việc phân tích với việc đọc nhiều hơn là một kỹ năng hữu ích cần có.

Dù sao đi nữa, giải pháp cuối cùng là đọc nhiều hơn.

"Mình muốn hiểu mọi thứ và cần phải phân tích cả câu. Có nên làm điều đó thường xuyên không?”

Và với tư cách là người theo khuynh hướng "đọc nhiều hơn" và là người đã từng rất "sùng bái" việc phân tích câu, khi phân tích những câu khó, bạn chỉ có thể hiểu được ở mức độ nhất định; người đọc nhiều sẽ có thể hiểu được nhiều hơn người chỉ tập trung vào phân tích mọi thứ.

Việc phân tích câu đấy không hề xấu; bạn chỉ nên làm vậy ở mức bình thường vì đọc nhiều hơn sẽ tốt hơn là tập trung quá nhiều vào chỉ một câu.

“Nhưng chẳng phải việc phân tích mọi thứ sẽ giúp tiến bộ nhanh hơn đúng không?”

Cảm giác phải phân tích câu khi mình không hiểu là một điều khó tránh khỏi. Xét cho cùng, nó có thể là một chiến lược đọc rất tốt, và ở một mức độ nhất định thì nó đúng như vậy.

Có những cuốn mình đọc 3 lần một quyển và một số khác vì mình làm thẻ câu và thực hiện mining với những từ mình chưa biết trong sách với câu đi kèm từ đó nên cuối cùng mình đã đọc đi đọc lại những câu tương tự (Mình đã phân tích nó đấy).

Một điều bất ngờ là, khi mình quay lại đọc cuốn ở trên sau khi đọc những cuốn sách khác, có rất nhiều phần hay mà mình đã bỏ lỡ. Đó chính là “người đọc nhiều sẽ hiểu nhiều hơn người chỉ phân tích cùng một nội dung”.

Bạn sẽ gặp rất nhiều câu trong nhiều ngữ cảnh khác nhau khi đọc nhiều hơn và bạn sẽ tiến bộ hơn rất nhiều khi làm như vậy.

Bây giờ hãy quay lại câu hỏi, liệu việc chỉ đọc nhiều hơn có giúp bạn tiến bộ nhanh hơn không?

Khá khó nói, nhưng khi đọc, mình luôn nghĩ về những gì mình đang đọc. mình luôn nghĩ về ý nghĩa của những gì mình đang đọc. Mình nghĩ mọi người cũng làm tương tự, nhưng đôi khi bạn chỉ đọc các từ mà không thực sự nghĩ về nghĩa của chúng. Đó là một vấn đề khác mà mình muốn nói về.

Mình nên làm gì khi lỡ đọc các từ mà không nghĩ về nghĩa của chúng?

Theo mình thì, trong mỗi cuốn sách đều có những đoạn vô nghĩa/ít quan trọng hơn nên không cần phải nghĩ quá nhiều. Và đôi khi sẽ có những dòng khiến bạn muốn ngừng đọc phải không? Sẽ hoàn toàn ổn nếu không nghĩ quá nhiều về chúng.

Tuy nhiên những vấn đề khác lại nằm ở một số những yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như khả năng hiểu (Comprehension), sự tập trung hay sự mệt mỏi.

Với những câu thực sự khó, việc đọc các từ mà không hiểu nghĩa là điều rất bình thường. Đọc lại câu 2 lần. Nếu sau đó vẫn không hiểu thì nó vượt quá khả năng của bạn và bạn nên bỏ qua nó. Nghe có vẻ khá tệ nhưng bạn sẽ đọc những câu khó hơn bằng cách đọc nhiều hơn vì bạn sẽ được tiếp xúc với các từ được sử dụng trong rất nhiều ngữ cảnh khác nhau.

Mất tập trung khi đọc thực sự là một vấn đề và cảm thấy mệt cũng là một vấn đề khác. Mặc dù mình không thể đưa ra nhiều lời khuyên về việc duy trì sự tập trung ngoài việc loại bỏ những thứ gây xao nhãng, với mình thì mình thường thấy mệt sau khoảng 20 phút đọc sách. Sau khi nghỉ giữa các hiệp Pomodoro, mình có thể đọc lại những câu tương tự dưới một góc nhìn hoàn toàn khác.

Bạn cần ghi nhớ điều này:

Nó có hay không? ← Đây là câu hỏi quan trọng nhất.

Khó có thể đưa ra kết luận đủ khách quan về việc phân tích mọi thứ và việc chỉ đọc, nhưng điều quan trọng nhất ở đây là bạn thấy thích và muốn đọc.

“Sau khi mình đọc một lúc thì mình cảm thấy loạn và không hiểu nổi”

Lời khuyên chân thành: Bạn nên đọc chậm lại. Ngoài ra, hãy nghỉ ngắn thường xuyên. Mình thường có những lúc, sau khi nghỉ giải lao, mình có thể hiểu những câu tương tự tốt hơn.

“Mình có thể đọc và hiểu nghĩa tất cả các từ, nhưng chẳng thể hình dung nổi bối cảnh và không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Mình thậm chí phải phân tích nhưng sau đó mình vẫn không thể hiểu nổi. Mình nên làm gì?"

Đây là những gì bạn cần làm:

  • Đọc nhiều hơn

Hỏi: Thật á? Đùa à. Chắc chắn có thể làm cái gì khác để cải thiện vấn đề này.

A: Thực ra thì mọi thứ đều nên tóm gọn trong chữ “Đọc nhiều hơn”. Câu trả lời “đọc nhiều hơn” là vì lý thuyết của nó là: Khả năng hiểu của bạn kém vì những câu mà bạn gặp khó khăn là những câu mà bạn chưa cảm thấy quen thuộc. Về việc tiếp thu ngôn ngữ, việc nhồi vào đầu những câu quá lạ lẫm sẽ không hiệu quả bằng việc hiểu được câu i+1. (Chỉ có một thứ trong câu vẫn còn mơ hồ; có khi chưa chắc đã có thể hiểu được) Khi đọc nhiều hơn, bạn sẽ thấy cả đống câu, và trong đống đấy sẽ có rất cả đống câu i+1. Đây là đỉnh của sự "tiếp thu ngôn ngữ". Nhờ đọc nhiều, bạn sẽ cải thiện được Tiếng Anh của mình và hiểu những câu khó đó một cách dễ dàng hơn.

“Mình học được một thời gian, với phương pháp [x], mình đã học được [x] lượng từ và ngữ pháp. Tuy nhiên, khi mình cố đọc thì mình không hiểu nổi từ nào cả. Việc đọc là một vấn đề quá lớn với mình. Mình nên làm gì?"

Bạn đã có thể hoàn toàn đoán trước được câu trả lời rồi đấy.

Không thể đọc tốt hơn nếu không đọc. Không thể học hầu hết các từ bạn cần để có mức độ hiểu biết cao chỉ với việc sử dụng Anki mà không cần đọc.

Bạn không thể làm gì khác ngoài việc đọc nhiều hơn.

Tất nhiên, bạn có thể học thêm ngữ pháp và học thêm từ vựng với Anki, điều này tất nhiên sẽ hữu ích.

Nhưng bạn sẽ chỉ đọc tốt hơn bằng cách đọc nhiều hơn.

Việc việc đọc nhanh hơn

Theo mình thì, việc cố gắng đọc nhanh hơn chỉ khiến bạn hiểu ít hơn. Nhưng tất cả chúng ta đều muốn vừa có thể đọc hiểu vừa đọc nhanh hơn phải không? Bạn chỉ có thể đạt đến trình độ đó nếu bạn đọc rất nhiều.

Nếu bạn đọc nhiều, bạn sẽ đọc thành cụm câu/từ phải không?

Mình đã hình thành các khái niệm trong đầu một cách có ý thức về các phần của câu để đọc chúng thành từng cụm (Câu gốc: I consciously made mental conceptualizations of parts of sentences in order to read them in clumps)

Đây chỉ là một cách nói hoa mỹ, “Điều này có nghĩa là [x] và không cần phải đọc từng từ này. mình sẽ ghi nhớ/ghi nhớ trong đầu rằng mình có thể đọc nó dưới dạng một “hình dạng” để hiểu ý nghĩa của nó thay vì đọc từng chữ”

Q: Không subvocalization = không hiểu?

subvocalization = đọc trong đầu, đọc mà không phát ra thành tiếng

Theo kinh nghiệm của mình, khi những từ/câu bạn chọn không phát âm thành tiếng không quen thuộc với bạn (tức là bạn không thể hiểu chúng chỉ bằng cách nhìn lướt qua.) (Một ví dụ mà những người đọc có kinh nghiệm nên hiểu mà không cần đọc từng từ là I'm gonna) thì cuối cùng bạn sẽ không hiểu nó thực sự đang nói gì.

Subvocalizing là một kỹ thuật đọc hữu ích và hầu hết mọi người đều làm điều đó; nếu bạn đọc nhiều, khả năng subvocalization của bạn sẽ nhanh hơn.

Vì vậy, đừng ngừng subvocalization vì bạn nghĩ điều đó đang làm bạn chậm lại. Không phải vậy. Điều duy nhất làm bạn chậm lại là: Bạn lo lắng quá nhiều về tốc độ và số lượng ký tự, thực tế là bạn chưa đọc đủ và thực tế là bạn sẽ không thể đọc văn bản nhanh như chớp. bằng ngôn ngữ mà về cơ bản bạn không có nhiều kinh nghiệm so với ngôn ngữ bản xứ.

Đọc nhiều hơn là mấu chốt của việc tăng tốc độ đọc, vì vậy đừng quên!

Mình không thể đọc được. Mình không phải là người đọc nhưng lại là một chú bé đần/người mắc ADHD/có khả năng nhớ kém và việc đọc nằm ngoài tầm với của mình.

KỆ BẠN.

Và mình đã phải đối mặt với tất cả cho đến khi mình nhận ra tất cả những gì bạn cần là một cuốn sách đủ hay.

Và timeboxing (hộp thời gian).

NHƯNG mình phải đọc BAO NHIÊU???

Đây là một câu hỏi ngớ ngẩn vì bạn không bao giờ ngừng đọc vì bạn luôn có thể cải thiện.

Nhưng bạn có thể hỏi bạn cần đọc bao nhiêu để thực sự thành thạo?

Mình không biết con số chính xác, nhưng sau 300 cuốn tiểu thuyết, bạn sẽ trở nên khá giỏi đấy.

Nếu bạn thực hiện mining toàn bộ 30 đến 40 cuốn tiểu thuyết và sử dụng từ điển đơn ngữ, bạn sẽ có vốn từ vựng rất lớn và sẽ hiểu được hơn rất nhiều khi nghe, v.v.

Nhưng biết được từ chỉ là bước khởi đầu để trở thành một người đọc thành thạo.

Dù sao đi nữa, hãy ngừng lo lắng về việc bạn cần đọc bao nhiêu vì sẽ rất lãng phí thì giờ khi cố tính xem bạn cần đọc bao nhiêu cuốn sách, đến lúc con mắt của bạn không còn có thể nhìn vào văn bản được nữa.