Nói Tiếng Anh¶
Input là cốt lõi của việc nói ngoại ngữ tốt. Output chỉ là phụ.
Khi nói đến việc học ngoại ngữ, chúng ta thường nghĩ: “Nếu nói nhiều thì mình sẽ giỏi lên”. Trên thực tế, điều này không đúng. Immersion (Input) là cách để bạn giỏi Tiếng Anh. Nói cách khác là nghe và đọc nội dung bản địa bằng Tiếng Anh. Cách diễn đạt tự nhiên sẽ đến một cách tự nhiên sau hàng nghìn giờ nạp Input (đặc biệt là phần nghe!) . Nhưng bạn vẫn còn một mức “ceiling” cần đạt tới, và bạn sẽ thực hiện điều đó thông qua luyện nói. Bạn cần Input để biết nói đúng, vì bạn đã nghe được cái đúng ấy thông qua Input của mình nên bạn sẽ biết cách nào để nói ý đó một cách tự nhiên trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện. Với nhiều Input hơn, mức đầu ra của bạn sẽ tăng lên, nghĩa là bạn có khả năng "Output" tốt hơn. Vì vậy, việc nói khi bạn mới bắt đầu học là vô nghĩa, mức đầu ra của bạn cực kỳ thấp, vì vậy dù có luyện tập nói bao nhiêu đi nữa cũng chẳng giúp bạn cải thiện khả năng nói. Nhưng với thêm vài trăm giờ Input, mức đầu ra của bạn sẽ tăng lên. Sau đó, bạn có thể luyện nói để đạt đến giới hạn của mình. Bạn có thể biết mình đã đạt đến giới hạn khi cố nói điều gì đó nhưng không biết cách diễn đạt nó một cách tự nhiên, bạn sẽ phải dùng đến cách dịch từ tiếng mẹ đẻ sang Tiếng Anh trong đầu bằng cách sử dụng các cấu trúc ngữ pháp mà bạn đã ghi nhớ. Điều này có nghĩa là, rõ ràng là bạn cần thêm Input. Nói cách khác, nếu bạn không thể nghĩ ra cách diễn đạt suy nghĩ của mình thì bạn cần thêm Input. Sau khi cảm thấy tự tin trở lại, bạn có thể tiếp tục Output.
Một lý do khác khiến việc Output sớm không tốt là bạn vẫn chưa biết điều gì đúng và điều gì sai và người bản ngữ sẽ không nhắc bạn. Vì vậy, bạn có thể mắc phải những sai lầm lớn nhưng không nhận ra. Có lẽ bạn không thích phạm sai lầm.
Nhưng đây là lý do tại sao nói chuyện với người bản ngữ là một lựa chọn tệ.¶
- Nếu bạn mong đợi được họ sửa lỗi cho bạn thì không đâu. người bản ngữ sẽ không sửa lỗi cho bạn. Việc sửa lại lời nói của ai đó là bất lịch sự. Không phải chỉ ở Nhật. Mình có xu hướng nhận thấy cách diễn đạt tiếng Anh không tự nhiên ở những người không phải bản ngữ nhưng không sửa chúng, vì mình có thể coi đó là “ngữ pháp n#zi”. Mình chắc chắn rằng người Nhật cũng sẽ cảm thấy như vậy khi sửa lỗi Tiếng Anh của bạn.
- Hầu hết người bản ngữ trên HelloTalk và các ứng dụng tương tự đều không muốn luyện tập Tiếng Anh. Họ muốn thực hành tiếng Anh với bạn. Vì vậy, họ đang cản trở mọi cơ hội luyện tập của bạn.
- Khi bạn không nắm vững ngôn ngữ nói trong Tiếng Anh (ví dụ: hiểu hầu hết các Anime) và cố gắng nói, bạn sẽ mắc lỗi và cực kỳ khó chịu khi nói. Sẽ có nhiều động lực hơn nếu bạn chỉ dành thời gian thực hành Immersion.
- Ngay cả khi bạn yêu cầu họ sửa lỗi cho bạn, họ cũng sẽ không làm như vậy.
Đây lại là lý do tại sao nói chuyện với người bản ngữ có thể là một lựa chọn tốt¶
- Nó rất vui. Không thể phủ nhận việc Output thực sự vui nếu nó "đúng". Với mình, khi nói một cách tự nhiên và những người Nhật hiểu chính xác điều đó, rồi nó thành động lực cho cá nhân mình. Nếu muốn nói chuyên thì cứ triển thôi
- Chắc chắn là tốt hơn là nói chuyện với người học.
Nếu mắc lỗi thì sao?¶
Hãy vượt qua nó và đi tiếp. Không vấn đề gì (Thực ra vẫn là vấn đề nhưng nó không lớn). Miễn là vẫn immerse hàng ngày thì không có vấn đề!
Mình có thể nói chuyện với những người học khác không?
Sử dụng Tiếng Anh thường xuyên, bất kể là bạn sử dụng Tiếng Anh để trò chuyện với ai, là một điều cần thiết để cải thiện sự chủ động trong việc sử dụng vốn từ. Miễn là bạn vẫn thực hành Immersion đều đặn, sẽ không quá vấn đề khi nói chuyện với người khác.
Các liên kết khác¶
Have fun immersing!
Ghi chú thêm: Reading overload¶
Trong trang đã có khá nhiều phần nói về việc bạn không nên đọc cho đến khi bạn đã thực hành Immersion nghe nhiều để đảm có phát âm tốt. Lý do nên nghe Tiếng Anh trước là để xây dựng một mô hình về cách phát âm Tiếng Anh trong đầu. Ví dụ chữ "dang" của Tiếng Anh khác với chữ "dang" của Tiếng Việt. Nếu bạn đọc luôn mà không có kiến thức về phần này, bạn sẽ mắc "giọng ngoại" (foreign accent). Giọng nước ngoài xảy ra khi bạn "hiểu nhầm" rằng một âm trong ngôn ngữ đích (target language) giống với một âm tương tự trong tiếng mẹ đẻ của bạn vì bạn chưa nghe đủ lâu. Không thể đọc bất kì một ngôn ngữ nào khi bạn chưa hiểu về các thành phần phiên âm (phonetic component) và ngay cả khi bạn đọc nó trong đầu, bạn vẫn có thể gặp phải vấn đề này. Tất nhiên, nếu bạn không quan tâm đến giọng nói và sẽ ổn với chất giọng "Vietlish" của mình thì bạn không cần nghe. Không bao giờ có một giải pháp "một cho tất cả" (one-size-fits-all). Lựa chọn tốt nhất vẫn là nghe nhiều ngay từ đầu.