Mới bắt đầu học vẽ¶
Nguồn
Bài viết được viết bởi Xưởng vẽ 91. Mình chỉ chia sẻ và sửa lại định dạng bài viết để cho dễ đọc hơn thôi.
Trước hết để hiểu thế nào là lộ trình đúng thì khi nhìn vào lộ trình ta phải hiểu đã. Tức nhìn vào đó ta hiểu được nó đem lại kết quả gì và ta phải làm gì thì mới đạt được nó.
Để HỌC VẼ ĐÚNG thì ban đầu phải có căn bản.
Trong môn vẽ luyện thi có 2 môn:
- Một là hình họa bằng chì hoặc than
- Hai là môn vẽ màu
Điểm chung về căn bản của 2 môn này là yêu cầu chuẩn về bố cục và hình, mảng.
Còn về căn bản riêng thì có những đặc điểm sau:
1. CĂN BẢN VỀ HÌNH HỌA¶
Môn này có 2 đối tượng: Vẽ người và vẽ tĩnh vật
Tuy là 2 đối tượng. Nhưng nó cũng chung 1 phương pháp, chung 1 cơ sở chỉ là đối tượng khác nhau.
Để có được bố cục và dựng được hình, phân được mảng, thì cần có cơ sở.
Cơ sở đó là bắt đầu từ nét. Ban đầu vào học là phải luyện nét. Nét vững mới sang hình và phân mảng. Mảng tốt mới lên khối. Và tiếp tục tiền đề cho những cái sau
Ban đầu là học về khối cơ bản để nắm bắt được căn bản, sau đó tùy thuộc vào đối tượng để đi đến vẽ tĩnh vật hay vẽ người, tượng.
Còn về phương pháp dạy và học, thì giáo viên phải là người hướng dẫn cho học viên cách làm, hiểu được vấn đề cần xử lý qua từng giai đoạn. Giai đoạn nào là hiểu được tại sao và tác dụng của nó là gì, ứng dụng ra sao. Hướng dẫn cho học viên cách làm. Đó mới là đúng!
Chứ không phải chỉ có ngồi vẽ cho giống là được. Bởi vì hình họa nếu như để đi thi mà nhìn tượng vẽ cho giống, giống đến cả cái miếng tróc, mẻ trên đối tượng vẽ là hỏng. Trong tất cả các thí sinh sẽ có biết bao nhiêu thí sinh có được tài năng đó, vì chỉ cần có cách là vẽ được giống.
Tuyển sinh đầu vào họ không cần một thợ chép.
Nhưng để vẽ đúng với yêu cầu nghiên cứu cơ bản. Thì không phải vậy, mà phải có con mắt và đầu óc phân tích, thêm nữa là bàn tay xử lý.
Và giáo viên là người hướng dẫn cho học viên cách nhìn, để phân tích, so sánh trên đối tượng đó và đưa nó vào bài vẽ là xử lý ra sao. Đó mới là cái cần cho tuyển đầu vào của một trường Đại học. Bởi kiến thức đầu vào của môn vẽ không chỉ là vẽ hình trên giấy nhìn giống là được, vì trường không cần tuyển một thợ chép. Mà cái trường cần là một sinh viên phải có con mắt nhìn, có tư duy nền tảng. Thì vào trường người ta còn lấy nền tảng đó để đào tạo.
2. VỚI MÔN VẼ MÀU¶
Vẽ màu nó bao gồm vẽ theo dạng bố cục trang trí và vẽ theo dạng bố cục sinh hoạt mà lấy con người làm chủ thể
Thì lưu ý những điểm sau:
Trước tiên của vẽ màu là yêu cầu phải học cách pha màu, phối màu.¶
Phân tích màu sắc. Tác dụng của các màu ra sao, những vấn đề này nếu như dạy đúng là hướng dẫn cho học viên phương pháp làm và học viên cần phải biết tác dụng của nó là để làm gì. Ứng dụng vào đâu, và mỗi người học cần có một gam màu riêng. Không sao chép của ai.
Còn nếu như chỉ cho học viên làm mà không biết làm để làm gì. Có tác dụng ra sao. Thấy người ta làm thì cũng cho làm, chép lại màu có sẵn. Đấy là không đúng!
Họa tiết trang trí để đưa vào bài¶
Phải biết hướng dẫn cho người học sáng tác được họa tiết dựa trên một đối tượng nghiên cứu, không phải là cho chép lại hoa tiết có sẵn.
Họa tiết cũng cần được hướng dẫn chi tiết cụ thể. Từ cách tìm hình. Tạo hình. Cách phân bổ. Cách tạo đậm nhạt. Âm dương.
Làm bài trang trí.¶
Bài trang trí họa tiết sử dụng phải là họa tiết do chính người học nghiên cứu và ứng dụng vào, chứ không phải là chép hay lấy từ cái có sẵn.
Khi bài trang trí đúng. Bạn cần được hướng dẫn cách làm.Cần có đầy đủ mảng chính, mảng phụ, mảng trung gian, nền. Tác dụng của nó ra sao, mục đích là gì, mối liên hệ giữa hình và nền, có sự kết nối giữa chính phụ nền.Thì đó mới là đúng!
Còn nếu như chỉ cho học viên chép lại họa tiết có sẵn. Không giải thích được tác dụng của từng cái ra sao.để lam gì. Thì không đúng.
Sử dụng phương pháp làm bài đen trắng. Gam và hòa sắc¶
Khi làm đen trắng là để học phương pháp phân bổ độ sáng, tối, trung gian cho đối tượng được vẽ.
Rồi khi lên từng gam ta áp dụng để tránh bị loạn sắc.
nếu như giáo viên hướng dẫn chỉ rõ tác dụng, áp dụng nó ra sao và hiệu quả thế nào. Thì đó là cách đúng.
Nhưng nếu như giáo viên chỉ cho làm không biết áp dụng để làm gì. Thì rõ ràng là ngay cả gv đó cũng đang không hiểu gì về nó.cũng là bắt chước, thấy người ta làm thì mình cũng làm.
Về bố cục sinh hoạt người¶
Nó được lấy người làm chủ thể chính. Ở đây phải áp dụng kiến thức về tạo hình, các nguyên lý về nhịp điệu. Trong mảng hình.cần có kiến thức chuyên môn sâu. Vì nó là tiền đề cho tạo hình sáng tác
Nếu như giáo viên hướng dẫn được phương pháp về nguyên lý.người học hiểu và làm được. Nhìn các bức tranh của họa sĩ mà hiểu được những cơ sở đó người ta họa sĩ áp dụng thế nào trong tranh. Thì đó chính là đúng!
Còn mà chỉ cho vẽ chung chung theo chủ đề và đề tài. Thì không đúng.
Tóm lại, để học vẽ đúng người học cần tỉnh táo phân tích nhu cầu của bản thân tìm hiểu kĩ trước khi quyết định học.
Hiện nay nhiều trung tâm mở ra ,từ chuyên nghiệp đến không chuyên thậm chí có cả tay ngang không biết gì.chỉ xem trên mạng rồi mở lớp cũng có. Vì vậy người học vẽ cần phải có kiến thức và chịu khó tìm hiểu trước khi học