Skip to content

Văn học dân gian

Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay.

Văn học dân gian là gì?

Về cơ bản, văn học dân gian là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.

Văn học dân gian có các thể loại chủ yếu sau thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vẻ, truyện thơ, chèo.

Mình trích nội dung từ bài Văn học dân gian là gì? Khái quát văn học dân gian Việt Nam. Bạn có thể đọc thêm về đặc trưng của văn học dân gian trong trang này.

Trong bài viết này, mình sẽ tập trung giới thiệu các thể loại như sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cao dao tục ngữ.

Sử thi

Hay còn gọi là thần thoại, là các tác phẩm tự sự dân gian thường lấy về vị thần để giải thích hiện tượng tự nhiên.

Truyền thuyết

Những tác phẩm tự sự dân gian tập trung vào các sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường theo hướng lý tưởng hóa

Truyện cổ tích

Trong các tài liệu thì truyện cổ tích được ví như:

sự miêu tả và lí giải hiện thực, cổ tích, thể hiện mơ ước của người lao động về một cuộc sống tốt đẹp hơn thực tại.

Truyện cổ tích được sáng tác với mục đích giáo dục đạo đức cho trẻ em.

Truyện ngụ ngôn

Là loại truyện cổ dân gian được đặt ra cốt để gửi gắm một ý răn đời, một kết luận luân lí, triết lí, một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội, với lối biểu hiện thông thường là nhân hoá giới tự nhiên để nói chuyện về con người.

Ca dao & Tục ngữ

Ca dao là phần lời của bài hát dân gian (dân ca), là thơ ca dân gian truyền thống.

Tục ngữ là thể văn vần dân gian gồm những câu nói ngắn gọn, dễ nhớ, dễ truyền, có chức năng đúc kết kinh nghiệm, tri thức lâu đời của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội.

Tham khảo